1.nguyên nhân và cơ chế của dị vật đường thở
-ở trẻ em thường gặp nguyên nhân do:
thức ăn có hạt nhưng chưa bỏ hạt khi nuốt
thói quen ngậm đồ chơi
do trẻ uông thuốc viên không đúng cách
-người lớn: do thói quen ngậm dụng cụ khi làm việc
-do thầy thuốc: sơ ý khi thực hiện thủ thuật…
-nguyên nhân khác: do bệnh nhân mất phản xạ bảo vệ của thanh quản, bệnh nhân tâm thần…
*cơ chế: dị vật đường thở trong thì hít vào mạnh và đột ngột hay dị vật vào trực tiếp đường thở trong trường hợp chấn thương.
2.triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của dị vật đường thở
DVĐT khi qua thanh quản sẽ gây hội chứng xâm nhập, sau đó tùy vị trí chúng nằm lại mà gây triệu chứng khác nhau.
*hội chứng xâm nhập: xuất hiện ngay khi dị vật vào đường thở, là hậu quả của 2 phản xạ đồng thời là ho để đẩy dị vật ra ngoài và có thắt thanh quản không cho dị vật xâm nhập sâu xuống đường thở. Bệnh nhân có biểu hiện:
-ho sặc sụa
–khó thở thanh quản điển hình: khó thở chậm, khó thở thì hít vào, có tiếng rít thanh quản và co rút hõm ức, hố thượng đòn
-bệnh nhân tím tái, vã mồ hôi
Hội chứng này chỉ tồn tại trong thời gian nhất định rồi có thể xảy ra các khả năng sau:
-bệnh nhân tử vong do bít tắc đường thở hay do co thắt
-dị vật được tống ra ngoài, bệnh nhân trở lại bình thường
-dị vật trở lại đường thở sâu hơn
*dị vật thanh quản:
-thường là vật nhỏ, sắc nhọn
-tiền sử có hội chứng xâm nhập
-triệu chứng: sau hc xâm nhập, bệnh nhân vẫn có khó thở thanh quản, thỉnh thoảng có cơn khó thở hơn; khàn tiếng hoặc mất tiếng; ho ông ổng
-cận lâm sàng: X-quang cỏ nghiên có thể thấy dị vật; nội soi thấy dị vật.
*dị vật khí quản:
-là dị vật tròn, trơn, nhẵn
-tiền sử có hội chứng xâm nhập
-triệu chứng:
+đối với dị vật di động: sau hc xâm nhập bệnh nhân trở lại bình thường, thỉnh thoảng có hc xâm nhập trở lại, nghe có tiếng lật phật cờ bay
+dị vật cố định: đau sau xương ức do dị vật làm tổn thương thành khí quản
-cận lâm sàng: X-quang cỏ nghiên có thể thấy dị vật; nội soi thấy dị vật.
*dị vật phế quản:
-thường do dị vật nhỏ, trơn nhẵn
-tiền sử có hội chứng xâm nhập
-triệu chứng:
Giai đoạn đầu: thời gian 5-7 ngày, sau hc xâm nhập, bệnh nhân trở lại bình thường
rrpn giảm 1 vùng phổi
x-quang thẳng thấy xẹp 1 phan thùy phổi
Giai đoạn viêm nhiễm: sau hc xâm nhập 5-7 ngày
toàn thân có biểu hiện nhiễm trùng rõ rệt, bệnh nhân ho, khó thở cả 2 thì
có hội chứng đông đặc
x-quang phổi có biểu hiện xẹp phổi hay khí phế thũng 1 bên phổi
3.Xử trí dị vật
*khi đang có hội chứng xâm nhập:
-làm nghiệm pháp Helmlich đứng: người cứu đứng sau lưng bệnh nhân, tay đưa trước hông ôm vào thượng vị, 2 bàn tay chồng lên nhau; người bệnh tựa lưng vào ngực người cứu. Người cứu ép mạnh vào ngực bệnh nhân từng nhịp dứt khoát, hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên, nhanh
-helmlich nằm: bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang 1 bên, người cấp cứu chồng 2 bàn tay lên nhau, đặt ở vùng thượng vị bệnh nhân, ấn dứt khoát, theo đường từ bụng lên, mạnh và nhanh
Nếu không có kết quả thì thực hiện thổi ngạt miệng-miệng: đặt bệnh nhân nằm ngửa, 1 tay người cứu đỡ gáy bệnh nhân cho bệnh nhân ngửa cổ và há miệng, tay còn lại bóp mạnh cánh mũi bệnh nhân; người cứu hít 1 hơi thật sâu, kê miệng mình vào miệng bệnh nhân thổi thật mạnh, luồng không khí sẽ đẩy dị vật xuống thấp
Nếu không có kết quả chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở TMH và thực hiện mở khí quản nếu cần.
*dị vật thanh quản: cho bệnh nhân thở oxy, thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm tiết rồi chuyển cơ sở TMH để lấy dị vật ra
*dị vật khí quản: mở khí quản nếu có điều kiện rồi chuyển ngay lên tuyến chuyên khoa để lấy dị vật
*dị vật phế quản: cho bệnh nhân thở oxy, thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm tiết rồi chuyển cơ sở TMH để lấy dị vật ra
Copy ghi nguồn DuocDien.net