Rate this post

Contents

1.Vận động thụ động

Là động tác tập được thực hiện hoàn toàn dựa vào lực bên ngoài mà không có sự co cơ chủ động của bệnh nhân.

Tác dụng:

-hạn chế tối đa hình thành co rút bằng cách duy trì tầm vận động khớp

-giảm hoặc ức chế đau

-giúp quá trình lành bệnh sau chấn thương hoặc phẫu thuật

-duy trì sự nguyên vẹn của khớp

-tăng cảm giác thụ thể bản thể

-duy trì độ dài bình thường của cơ

Nguyên tắc:

-giữ vững khớp gần và nâng đỡ tất cả các phân đoạn xa

-cử động trong giới hạn không gây đau

-cử động chậm và nhẹ nhàng

Chỉ định:

-cơ bị liệt hoặc rất yếu

-khi bệnh nhân không thể vận động chủ động chi thể

-khi chuẩn bị cho kéo dãn

-khi cần đánh giá cấu trúc cơ, khớp

Chống chỉ định: vận động thụ động ngăn trở quá trình phục hồi

2.Tập chủ động có trợ giúp

Là động tác do người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của người điều trị hoặc dụng cụ cơ học.

Tác dụng: tăng sức mạnh cho cơ, kích thích đối với sự nguyên vẹn của xương, lập mẫu cử động điều hợp…

Nguyên tắc:

-chỉ trợ giúp vừa đủ, giảm dần trợ giúp khi trương lực cơ tăng

-diều hòa thông khí, tăng đáp ứng tuần hoàn, hô hấp

Chỉ định: cho các yếu cơ độ 2

3.Vận động chủ động không trợ giúp

Là động tác do chính bệnh nhân tự co cơ để thực hiện động tác mà không cần giúp đỡ

Tác dụng: phát triển sức mạnh cho cơ, phát triển sự điều hợp và kỹ năng vận động…

Nguyên tắc:

-giải thích động tác cho bệnh nhân

-động tác tập không quá khó

-kiểm soát khi bệnh nhân tập để tránh cử động thay thế

Chỉ định cho cơ độ 3

Chống chỉ định khi tinh trạng tim mạch bệnh nhân không ổn định

4.Vận động có kháng trở

Là động tác tập do chính người bệnh thực hiện với sức kháng trở của người điều trị hay dụng cụ

Tác dụng: tăng sức mạnh cho cơ, tăng sức bền và tăng công của cơ

Nguyên tắc:

-quan tâm đến góc, trọng lực, sức căng đối với cơ

-quan tâm đến lực đề kháng của bệnh nhân

-kiểm soát để tránh cử động thay thế

Chỉ định cho cơ độ 4-5

Chống chỉ định bệnh nhân có viêm nhiễm tại cơ hay khớp và đau dữ dội cơ, khớp sau 24 giờ tập

*thận trọng khi tập cho các trường hợp:

-bệnh nhân có bệnh tim mạch

-bệnh nhân có nguy cơ cao

-loãng xương dễ gây gãy xương bệnh lí

-đau cơ do luyện tập

5.Tập kéo dãn

Là động tác tập dùng cử động bắt buộc do người điều trị hoặc dụng cụ điều trị, có thể do bệnh nhân vận dụng các cơ đối kháng để thực hiện.

Tác dụng: đạt được tầm vận động bình thường của khớp, vận động tổ chức mềm quanh khớp, đề phòng co rút vĩnh viễn, tăng tính mềm dẻo chung cho phần cơ thể trước khi tập mạnh các cơ…

Nguyên tắc:

-không bắt buộc khớp 1 cách thụ động vướt qua tầm vận động bình thường

-nếu đau kéo dài hay giảm tầm vận đông phải giảm lực hay thời gian điều trị

-phải có thời gian bền bỉ

-cơ được kéo phải thư giãn

-kéo từng khớp một

Chỉ định: khi tầm vận động của khớp bị giới hạn do mất đàn hồi của mô mềm

Chống chỉ định

-không kéo khi có đau cấp

-khi khối xương giới hạn vận động của khớp

-sau 1 gãy xương mới

-khi co cứng hoặc co ngắn mô mềm tạo sự ổn định tăng lên của khớp

-khi có viêm cấp tính hoặc nhiễm trùng trong và quanh khớp