Rate this post

Tại Việt Nam và các nước trên thế giới hiện nay, tiêm chủng được xem là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong đó, 6 bệnh nguy hiểm cần tiêm phòng cho trẻ bao gồm:lao, sởi, uốn ván, bạch hầu, ho gà và bại liệt. theo ước tính hằng năm của tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng 10.000.000 trẻ chết vì các bệnh này. Vacxin phòng các bệnh kể trên đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam và nhiều nước khác.

Contents

1.Lao và vacxin phòng bệnh:

Là bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với đối tượng có hệ miễn dịch kém, trong đó có trẻ nhỏ.

Vacxin phòng chống lao thường được tiêm tốt nhất trong 1 tháng đầu sau sinh. Theo Mande, tỉ lệ bảo vệ của BCG (Vacxin phòng lao) là từ 30-80% tùy thuộc việc tiêm có đúng kỹ thuật hay không.

2.Sởi và vacxin phòng bệnh:

Sởi được coi là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh sởi do virut sởi gây ra, lây truyền nhanh qua đường hô hấp, do hắt hơi hay tiếp xúc dịch thể người bệnh. Giai đoạn lây nhiễm xả ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Bệnh sởi gây ra tác hại:

  • Sụt cân độ 10-12%
  •  Tỉ lệ tử vong tăng 400 lần ở trẻ có suy dinh dưỡng
  • Nguy cơ viêm não 1/10.000 ca mắc sởi

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại vacxin phòng sởi dưới dạng đơn hoặc phối hợp (sởi-rubella, sởi-quai bị-rubella). Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vacxin sởi được sử dụng là vacxin phối hợp, mũi đầu tiên tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ 18 tháng. Như các loại vacxin khác, chúng khong có hiệu quả phòng bệnh 100%.

3.Uốn ván và vacxin phòng bệnh:

Uốn ván là bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gặp ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ tử vong cao. Ở các nước đang phát triển, trong 1 năm ước tính có 1 triệu trẻ chết vì uốn ván, trong đó 1 nửa là uốn ván rốn. Bệnh do trực khuẩn uốn ván gây ra, chúng xâm nhập vào co thể trẻ chủ yếu qua dây rốn được cắt sau khi sinh gây bệnh cảnh lâm sàng nặng nề. Để phòng tránh uốn ván rốn sơ sinh cần tiêm phòng đầy đủ cho mẹ và con. Kháng thể từ mẹ tạo ra sẽ được truyền cho con, đồng thơi cũng bảo vệ mẹ trong quá trình sinh nở.

Lịch tiêm phòng cho bà mẹ có thai gồm 5 mũi:

  • Liều 1 ngay khi có thai lần đầu hoặc cho phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ
  • Liều 2 tiêm sau liều 1 ít nhất 1 tháng và trước khi sinh 1 tháng
  • Liều 3 sau liều 2 ít nhất 6 tháng hoặc lần có thai sau
  • Liều 4 sau liều 3 ít nhất 1 năm hoặc lần có thai sau
  • Liều 5 sau liều 4 ít nhất 1 năm hoặc lần có thai sau

4.Bạch hầu và vacxin phòng bệnh:

Bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu gây ra, có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hay gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng.

Vacxin phòng bạch hầu được tiêm kết hợp với vacxin uốn ván. Dùng anatoxin 3 lần, cách nhau 1 tháng vào tháng thứ 2,3,4 của trẻ. Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tuổi.

5.Ho gà và vacxin phòng bệnh:

Trẻ thường dễ mắc ho gà nếu không dược tiêm phòng đúng thời điểm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.

Tuy nhiên bệnh có khả năng phòng tráng tốt khi sử dụng vacxin, thường tiêm kết hợp với bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

6.Bại liệt và vacxin phòng bệnh:

Khác với các vacxin trên, vacxin bại liệt là vacxin uống Sabin cũng được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi.