Rate this post

Thuốc nhôm hydroxyd – Al(OH)3

thuốc maalox hốn hợp muối nhôm và magie

Contents

Tác dụng và cơ chế

Ở dạ dày, nhôm hydroxyd phản ứng với acid clohydric:

chậm

Al(OH)3 + 3HCl            –>    AlCl3 + 3H2O

Gel nhôm hydroxid khô là bột vô định hình, không tan trong nước và trong cồn. Bột có chứa 50 – 56% nhôm oxyd dưới dạng OH- và có thể chứa các lượng khác nhau nhôm carbonat và bicarbonat.
Nhôm hydroxyd có khả năng làm tăng pH dạ dày. Nhôm hydroxyd làm tăng pH dịch dạ dày chậm hơn các chất kháng acid(antacid) nhóm calci và magnesi. Nhôm hydroxyd được uống khi đói để cho tác dụng tốt nhất, thuốc có thể đi qua dạ dày rỗng quá nhanh và thể hiện hết tác dụng trung hòa acid của nó. Sự tăng pH dịch vị do chất kháng acid gây nên sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin tránh sự phá hủy dạ dày của pepsin tác dụng này rất quan trọng ở người bị bệnh loét dạ dày. Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid clohydric( HCl) dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước- giảm lượng axit trong dạ dày. Khoảng 18 – 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu sau đó thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường. ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan và kém hấp thu nên ít gây tác dụng không mong muốn. Nhôm có trong các thuốc kháng acid (trừ nhôm phosphat) phối hợp với phosphate khi ăn vào tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và được thải trừ qua phân tránh tích lũy. Nếu chế độ ăn ít phosphat, các thuốc kháng acid chứa nhôm sẽ làm giảm hấp thu phosphat và gây chứng giảm phosphat trong máu do huy động phosphate trong máu và chứng giảm phosphat nước tiểu.
Nhôm hydroxyd thường dùng phối hợp với thuốc kháng acid chứa magnesi để giảm táo bón của thuốc chứa magie do nhôm nhuận tràng trong khi magie gây ra táo bón. Gel nhôm – magnesi hydroxyd uống với liều có khả năng trung hòa được 200 mEq acid, dùng 6 – 8 lần mỗi ngày, làm liền vết loét dạ dày tá tràng tương đương với cimetidin.

Nhôm hydroxyd có tác dụng trung hòa acid HCl yếu nên không gây phản ứng tăng tiết acid hồi ứng như các thuốc dạ dày khác.

Ở ruột, nhôm kết hợp với phosphat từ thức ăn, tạo ra phosphat nhôm không tan, hầu như không hấp thu, thải trừ theo phân, không gây nhiễm base máu. Vì phosphat bị thải trừ, cơ thể thiếu phosphat nên phải huy động phosphat từ xương ra, dễ gây chứng nhuyễn xương. Vì vậy, cần ăn chế độ ăn nhiều phosphat và protein nếu dùng thuốc nhôm hydroxyd.

Chỉ định

– Trường hợp tăng tiết acid (đau, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua) ở người có loét hoặc không có loét dạ dày- tá tràng.

– Trào ngược dạ dày- thực quản.

-Trường hợp tăng phosphat máu (ít dùng)

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc, suy thận nặng hay ở trẻ nhỏ (đặc biệt ở trẻ mất nước và suy thận).

Trường hợp Giảm phosphat máu và Rối loạn chuyển hóa porphyrin không được phép dùng

Tác dụng không mong muốn

Chát miệng, buồn nôn, táo bón, phân trắng, giảm phosphat máu;  Nguy cơ nhuyễn xương khi chế độ ăn ít phosphat hoặc phải điều trị lâu dài mà không bổ sung cần thiết trong chế độ ăn. Tăng nhôm trong máu dễ gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Tương tác thuốc

Giống như thuốc magnesi hydroxyd.

Các thuốc bị giảm hấp thu khi dùng cùng thuốc kháng acid: tetracyclin, digoxin, indomethacin, các muối sắt, isoniazid, benzodiazepin, ranitidin

Các thuốc tăng tác dụng do giảm thải trừ khi dùng cùng với thuốc kháng acid: amphetamin, quinidin.

Liều lượng và cách dùng:

Người lớn: dạng viên nhai mỗi lần 0,5 – 1,0g, dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 – 640 mg, ngày uống 4 lần.

Trẻ em: 6- 12 tuổi: dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 mg, ngày uống 3 lần.

* Chế phẩm phối hợp magnesi hydroxyd  và nhôm hydroxyd ( Gastropulgite…)

– Dạng hỗn dịch chứa magnesi hydroxyd 195 mg và nhôm hydroxyd 220mg trong 5mL. Người lớn uống mỗi lần 10- 20 mL

– Dạng viên: chứa magnesi hydroxyd 400 mg và nhôm hydroxyd 400 mg. Người lớn mỗi lần nhai 1- 2 viên, tối đa 6 lần một ngày.

* Chế phẩm phối hợp thuốc kháng acid và simeticon: dạng viên hoặc dạng hỗn dịch (chứa magnesi hydroxyd 195 mg, nhôm hydroxyd 220 mg và simeticon 25 mg trong 5 ml. Người lớn uống mỗi lần 5- 10 mL, ngày 4 lần).