Rate this post

Contents

1. Đại cương

Nôn trớ là tình trạng thức ăn sữa bị từ dạ dày bị tống ra ngoài do sức co bóp của cơ hoành, cơ thành bụng,cơ dạ dày.Hiện tượng này rất hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là ở trẻ sinh do đặc điểm sinh lý dạ dày của trẻ nhỏ cao và nằm ngang hơn nữa cơ tâm vị còn yếu và chưa đóng kín và khi bú trẻ hay nuốt theo cả khí vào dạ dày nên thức ăn dễ bị tống đẩy ra ngoài.Tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân,nhưng nếu nôn kéo dài hậu quả vẫn là làm cho trẻ mất nước nặng,ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng hoặc làm trẻ chậm lớn thiếu máu, còi cọc,và suy dinh dưỡng.

2.Nguyên nhân của hiện tượng nôn trớ

a/ Theo tuổi:

  • trẻ sơ sinh:có thể do một số bệnh lý bẩm sinh( ví dụ phình đại tràng bẩm sinh,),hay tắc ruột do phân su , viêm ruột hoại tử, xuất huyết não màng não…trẻ thường có triệu chứng nôn nhiều kèm theo các dấu hiệu ngoại khoa khác. Ngoài ra còn do mẹ cho trẻ bú quá no sau đó cho trẻ nằm luôn
  • Trẻ <1 tuổi:Có thể gặp do tắc ruột do lồng ruột,xoắn ruột, hay do búi giun…bệnh lý trào ngược thực quản dạ dày, bệnh viêm màng não mủ, hoặc do thay đổi chế độ ăn đột ngột từ lỏng sang đặc,và trẻ bị ép ăn quá nhiều
  • trẻ lớn: nguyên nhân hay gặp nhất là do trẻ bị ngộ độc thức ăn,viêm dạ dày tá tràng,viêm tụy,có thể gặp cả tắc ruột do bã thức ăn, dị tật bẩm sinh tại đường tiêu hóa

b/Theo thời kéo dài của hiện tượng này

  • nôn cấp tính thường do rối loạn đường tiêu hóa, lồng ruột cấp,xoắn ruột.. hay trẻ mắc các bệnh nhiêm khuẩn như viêm phổi, viêm họng hay cảm cúm
  • Nôn kéo dài:có thể là do chế ăn cuả trẻ không đúng không phù hợp hay bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hẹp phì đại môn vị, trào ngược thực quản dạ dày

    2. triệu chứng lâm sàng

  • Hỏi bệnh:Cần hỏi người nhà về tình trạng nôn của trẻ để đánh giá sơ bộ xem có dấu hiệu nguy hiểm không:nôn bao giờ?nôn bao nhiêu lần/ngày?nôn ra trước hay sau bữa ăn? nôn ra những gì?(thức ăn,dịch nếu có thì màu gi?)số lượng mỗi lần nôn khoảng bao nhiêu? tình trạng ăn của trẻ?hiện tại trẻ có đang mắc, điều trị hay sử dụng thuốc gì không?Ngoài nôn ra trẻ còn có triệu chứng gì kèm theo nữa không?
  • Thăm khám
    • toàn thân :xem có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng không(da,niêm mạc , nhiệt độ…), và xem trẻ có biểu hiện mất nước,kiểm tra cân nặng
    • kham tiêu hóa xem bụng có chướng không,phản ứng thành bụng, cảm ứng phục mạc,xem có dấu hiệu rắn bò hay quai ruột nổi không,thăm trực tràng xem có máu hay phân theo găng không?
    • một số nguyên nhân như thay đổi tư thế đội ngột của trẻ hay cho trẻ nằm quá lâu và số lượng nôn ít hơn số lượng ăn vào thì thường không ảnh hưởng đến toàn trạng của trẻ
    • tùy vào các nguyên nhân khác nhau mà có những triệu chứng lâm sàng khác nhau
    • Cận lâm sàng: siêu âm, X quang, xét nghiệm máu… để xác định nguyên nhân

3. Điều trị

  • với những trường hợp trẻ nôn do nguyên nhân nội khoa và do chế độ ăn không phù hợp thì cần tư vấn hướng dẫn các bà mẹ cách chăm sóc trẻ,điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp,tư thế cho bú và bế trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa,cho ăn ít một và tăng dần, từ lỏng sang đặc  không nên cho ăn thức ăn quá đặc,ăn những thức ăn dễ tiêu hóa .Sau khi cho trẻ ăn thì không nên cho trẻ nằm ngay mà phải bế trẻ đứng thẳng khoảng 10 phút.Khi trẻ bị nôn nhiều nhưng chưa ảnh hưởng toàn trạng thì cần bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống như dung dịch orezol, cho trẻ bú nhiều lần, cho trẻ uống nhiều nước hơn
  • Nôn do những nguyên nhân ngoại khoa thì cần hướng dẫn cho bà mẹ cách chăm sóc và bù đủ dịch bằng đường uống hoặc truyền dịch trước khi có chỉ định chuyển tuyến để phẫu thuật

b/ Tại cơ sở y tế:Tiếp tục bù đủ dịch cho trẻ,nhiều trường hợp trẻ nôn quá nhiều hoặc mắc một số bệnh lý như viêm tụy hay ruột thừa… thì cần lập đường truyền nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch cho trẻ. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc an thần như gardenal 3-4 lần / ngày hoặc sử dụng một số thuốc làm giảm nhu động ruột :primeran