Rate this post

Điều trị bằng nhiệt đã được ứng dụng trong y học từ thời xa xưa như chườm nóng để chữa đau bụng, xông hơi nóng trị cảm cúm…nhưng chỉ mang tính chất kinh nghiệm là chính. Từ sau thế ký XIX, vật lí trị liệu bằng phương pháp nhiệt dần có sơ sở khoa học vững chắc và ngày càng phát triển.

1.Phản ứng của cơ thể

Khi gặp nhiệt nóng

-tăng hô hấp để tăng lượng nước bốc hơi qua phổi

-giãn mạch ngoại vi để tăng lượng nhiệt mất qua da bằng đường bức xạ, đối lưu và dẫn truyền

-tăng ra mồ hôi và bốc hơi để hạ nhiệt trực tiếp qua da

Khi gặp nhiệt lạnh

-tăng hoạt động các cơ: khi lạnh đột ngột ta rùng mình là phản ứng của cơ trơn ở chân lông để bù lại nhiệt đã mất; khi lạnh quá ta rét run lên để tạo nhiệt độ chống lại sự hạ nhiệt

-tăng cường chất chuyển hóa: lạnh kích thích thần kinh thực vật, tác động lên hệ dưới đồi-tuyến yên-thượng thận làm tăng catecholamin gây tăng chuyển hóa và tăng sinh nhiệt, làm cơ thể tiết adrenalin nhiều hơn, chuyển hóa đường tăng, sản sinh ra nhiều nhiệt lượng.

-co mạch ngoại vi: làm lượng máu đến da giảm bớt, tiết kiệm nhiệt lượng đến da nên hạn chế mất nhiệt ở da do bức xạ hay đối lưu

2.Tác dụng sinh lí của các phương pháp nhiệt

Nhiệt nóng

-đối với tốc độ các phản ứng hóa học trong cơ thể: làm tăng động năng của các phân tử, tăng khả năng va chạm của chúng. khi tăng quá giới hạn tốc độ phản ứng sẽ giảm

-đối với sự vận chuyển chất qua màng tế bào:

+vận chuyển thụ động: làm tăng tốc độ khuyếch tán, làm giảm áp suất thẩm thấu của dung dịch và tác động lên quá trình siêu lọc

+vận chuyển tích cực: làm tăng tốc độ vận chuyển

-đối với quá trình viêm: tác động vào 3 khâu: loại trừ nguyên nhân; tăng cường phản ứng của cơ thể và tăng quá trình tái tạo và hàn gắn tổn thương. Chủ yếu là tác động vào  khâu sau của quá trình viêm, cắt đứt vòng xoắn bệnh lí và tăng tái tạo cơ thể.

*tóm lại nhiệt nóng có tác dụng:

-giãn mạch, tăng lượng máu đến vùng điều trị

-tăng khả năng xuyên mạch của bạch cầu

-tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu

-tăng quá trình thẩm thấu và khuyếch tán của chất dịch làm hòa loãng và vận chuyển chất trung gian khỏi ổ viêm

-tăng chuyển hóa tạo chỗ, kích thích tái sinh tế bào

-đối với tổ chức liên kết:

sợi collagen: khi nhiệt độ tổ chức tăng làm yếu các liên kết giữa phân tử collagen

chất nên elastin: nhiệt độ tổ chức tăng làm độ nhớt chất nền tăng, tổ chức liên kết trở nên mềm mại

-đối với hệ thần kinh: khi nhiệt độ tăng tác động lên da các thụ thể cảm nhận nhiệt ở da bị kích ứng phát ra xung động dẫn truyền hướng tâm lên anox và đáp ứng bằng các xung động thần kinh ly tâm gây phản xạ tại chỗ nhiệt tác động

+cải thiện đau và giảm co thắt cơ

+giảm kích thích hệ thần kinh

-tiêu tán các chất thẩm suất làm giảm phù nề

-điều hòa chức năng bài tiết và vận động của dạ dày, ruột non…

Nhiệt lạnh

-làm giảm lượng máu đến da, giảm thải nhiệt, giảm dẫn truyền nhiệt từ vùng này sang vùng khác

-giảm chuyển hóa trong các mô có nhiệt độ thấp

-gây co mạch do tác dụng trực tiếp đối với mạch máu nhỏ

-giảm tiết mồ hôi

-tăng tiết dính khớp

3.Chỉ định

-nhiệt lạnh:

giảm đau, giảm sưng phù nề sau chấn thương

giảm co giật, co cứng cơ

hạ nhiệt toàn thân sau khi gây mê để phẫu thuật

-nhiệt nóng:

khi cần tăng dinh dưỡng tại vùng nào đó

tăng tái sinh tổ chức, mâu liền vết thương

giảm đau, giảm co thắt cơ

tăng chống viêm tại chỗ

4.Chống chỉ định

-nhiệt nóng:

chấn thương mới

ổ viêm đã hóa mủ

các khối u…

-nhiệt lạnh:

mãn cảm với lạnh

vùng vô mạch, mất cả,, giác

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here