Thành phần chính gồm phospholipid và các protein.
a. Màng đôi lipid
– Phospholipids có khung xương glycerol – là phần ưa nước (tan trong nước), và hai đuôi acid béo – là phần kỵ nước (không tan trong nước). Phần đuôi kỵ nước giáp mặt với nhau và hình thành màng đôi lipid.
– Các chất tan trong lipid (e.g.,O2 ,CO2 ,hormone steroid)xuyên qua màng tế bào bởi vì nó có thể hòa tan trong màng đôi kỵ nước.
– Các chất tan trong nước (e.g.,Na ,Cl ,glucose,H2O)không thể hòa tan trong lớp màng lipid, nhưng có thể xuyên qua các kênh đầy nước, những cái lỗ hoặc có thể được vận chuyển nhờ các chất mang.
b. Proteins
– Protein xuyên màng
+ Được neo vào màng tế bào (tương tác kỵ nước).
+ Có thể xuyên qua màng tế bào.
+ Bao gồm các kênh ion, protein vận chuyển, thụ thể và chất liên kết protein G (GTP).
c. Protein ngoại vi
– Không gắn vào trong màng tế bào.
– Không phải liên kết cộng hóa trị với thành phần m àng tế bào.
– Đính kèm lỏng lẻo với màng tế bào bằng các tương tác tĩnh điện.
d. Khớp nối giữa các tế bào
– Tight junctions
+ Là vị trí gắn liền giữa các tế bào (thường là tế bào biểu mô).
+ Có thể hình thành con đường cho các chất tan, phụ thuộc vào kích thước, điện tích và đặc tính của tight junction.
+ “tight” có thể hiểu là không thấm, như trong ống lượn xa của thận, hoặc “leaky” là rò rĩ, tìm thấy ở ống lượn gần và túi mật.
e. Gap junctions
– Là chỗ nối giữa các tế bào cho phép truyền thông tin qua lại giữa chúng.
– Ví dụ, cho phép dòng ion dương và điện tích truyền giữa các tế bào cơ tim qua gap junction.
Copy ghi nguồn: https://brabantpharma.com
Link bài viết: Màng tế bào