Reserpin là thuốc gì?
Tác dụng của Reserpin
Reserpin làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở phía đầu tận cùng của dây thần kinh giao cảm ngoại biên và làm cạn kiệt catecholamin và serotonin ở các cơ quan như não, tim và nhiều cơ quan khác và tác dụng làm tim đập chậm, giảm huyết áp. Reserpin làm giảm trữ lượng serotonin (5 – hydroxytryptamin) ở não, nên có tác dụng an thần và làm giảm tiết adrenalin ở tủy thượng thận.
Ở những bệnh nhân tăng huyết áp, huyết áp giảm ở mức độ vừa phải, huyết áp tâm thu hay huyết áp tư thế nằm giảm hơn so với huyết áp tâm trương và huyết áp tư thế đứng. tác dụng này có chậm vì cần có thời gian để làm giảm norepinephrin dự trữ; sau khi ngừng thuốc cũng cần một thời gian đủ để phục hồi dự trữ norepinephrin, lúc đó tác dụng của thuốc mới hết.
Reserpin cũng làm chậm nhịp tim, không hoặc ít giảm nhẹ cung lượng tim, cũng không làm thay đổi cung lượng thận và độ lọc cầu thận.
Chỉ định của thuốc
Điều trị trong bệnh tăng huyết áp.
Reserpin đã được dùng rất sớm điều trị bệnh tăng huyết áp. Hiện nay, có nhiều thuốc tác dụng tốt hơn và ít tác dụng phụ nên xu thế là ít dùng reserpin. Tuy vậy giá thuốc khá rẻ hợp với túi tiền của người dân lao động nên vẫn được sử dụng nhiều cho nhiều nước đang phát triển; một số nước vẫn đưa reserpin vào danh sách các thuốc thiết yếu để điều trị bệnh tăng huyết áp.
Reserpin còn được chỉ định để điều trị triệu chứng trong các giai đoạn tâm thần kích động vì tác dụng giãn mạch, một chỉ định khác là hội chứng Raynaud. Thực tế thì ít dùng.
Chống chỉ định của thuốc
Quá mẫn với reserpin.
Không chỉ định reserpintrong các trường hợp viêm loét dạ dày, tá tràng, loét đại tràng vì thuốc làm tăng tiết dịch vị và tăng nhu động ruột; khi có sỏi đường mật vì có thể làm xuất hiện cơn đau do khả năng tăng co bóp, trường hợp trầm cảm vì thuốc cũng có tác dụng tăng nguy cơ trầm cảm.
Chống chỉ định dùng reserpin cho người mang thai và phụ nữ cho cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng:
Cũng như các thuốc hạ huyết áp khác tác động theo cơ chế liệt giao cảm, khi dùng lâu dài, reserpin cũng gây ứ nước và natri, mất tác dụng hạ huyết áp, nên cần thiết phối hợp với thuốc lợi tiểu( thiazid, ức chế men CA…). Phối hợp này cho phép giảm liều của mỗi thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn củaa thuốc.
Trong thời kỳ mang thai
Reserpin đi qua nhau thai nên không dùng cho người mang thai. Có báo cáo cho biết có tới 8,2% trẻ chu sinh bị dị dạng do người mẹ dùng thuốc khi mang thai. Reserpin có thể gây sung huyết mũi ở trẻ nhỏ , nếu mẹ dùng trong trời kì mang thai thì trẻ sơ sinh bị ngủ lịm, giảm thân nhiệt và chậm nhịp tim.
Thời kỳ phụ nữ cho con bú
Reserpin bài tiết vào sữa mẹ và có thê sẽ gây tác hại cho trẻ như sung huyết mũi và tăng tiết dịch khí – phế quản gây nhiều tác dụng khoogn mong muốn đáng tiếc. Vì tiềm năng có hại cho trẻ và tiềm năng gây ung thư trong nghiên cứu trên nhiều súc vật,nen tốt nhất không dùng cho bà mẹ mang thai và cho con bú