Rate this post

Nước ta là nước có tỷ lệ nhiễm giun tương đối cao do tập quán canh tác, thói quen vệ sinh và điều kiện môi trường còn ô nhiễm. Đặc biệt tỷ lệ nhiễm giun cao ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của chúng. Một số giun thường gặp ở trẻ: giun đũa, giun móc, giun kim…

I. Giun đũa:

1. Đặc điểm:

Giun đũa thân tròn, màu hồng, dài 15-25cm. Giun trưởng thành kí sinh ở tá tràng, sau 2 tháng con cái có thể đẻ hàng ngàn trứng theo phân ra ngoài và có khả năng tồn tại lâu bên ngoài. Chúng trở lại cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa.

2. Lâm sàng:

  • Khi ấu trùng di chuyển qua phổi: gây hội chứng Loeffler. Trẻ sốt nhẹ, đau ngực, ho húng hắng, nghe phổi không có gì đậc biệt, chụp X-quang thấy nhiều vùng mờ thâm niễm, tự khỏi sau 7-10 ngày.
  • Tiêu hóa: trẻ có biểu hiện đau bụng, đau quanh rốn, đột ngột không rõ nguyên nhân; rối loạn tiêu hóa và có thể tống giun ra ngoài qua đường hậu môn, thậm chí nô ra giun.
  • Công thức máu: bạch cầu ái toan tăng cao.
  • Biến chứng: tắc ruột, giun chui ống mật, giun lạc chỗ…

3.Điều trị:

Menbendazol: 100 mg/ngày, uống 2 ngày ở trẻ >2 tuổi

Albendazol: 1 vỉ 2 viên, viên 200mg

Levamizol: 2.5 mg/kg uông 1 lần

Pyratel pamoat: 10 mg/kg uống 1 lần

Zentel: siro 4% 10ml hay 50ml

Trẻ 1-2 tuổi 1 viên 200mg hay 5 ml siro

Trẻ >2 tuổi uống 2 viên

II. Giun móc/ mỏ:

1.Đặc điểm:

Giun hình trụ, chiều dài 1 cm, khu trú ở phần trên ruột non, bám vào niêm mạc ruột bằng móc ở miệng. Chúng chui vào cơ thể qua da tiếp xúc đất ẩm dưới dạng ấu trùng. Ấu trùng cũng có quá trình chu du lên phổi rồi mới xuống ruột non. Giu móc hút máu từ ruột non để lấy dinh dưỡng, 1 con hust 0.03-0.2 ml máu gây tình trạng tổn thương, viêm, xuất huyết tại tá tràng.

2.Lâm sàng:

  • Giai đoạn xâm nhập: da chỗ ấu trùng chui vào nổi nót như hồng ban, ngứa khi gãi. Ấu trùng chu du lên phổi gây ngứa họng, ho khan, khàn tiếng…
  • Giai đoạn toàn phát: gây thiếu máu ở trẻ (da xanh, niem mạc nhớt, khó thở, gan to…); chán ăn và khó nuốt, ợ hơi ợ chua, xuât huyết tiêu hóa; trẻ suy nhược, chậm phát triển…

Công thức máu: thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sức; bạch cầu ái toan cao.

3.Điều trị:

Mebendazol 100mg x 2 lần/ngày; trong 2-3 ngày với trẻ >2 tuổi

Pyrantel pamoat: 11mg/kg tối đa 1g/ngày

Thuốc điều trị triệu chứng khác: Sulfat sắt 0.5 g/ngày x 4 tuần nếu có thiếu máu

III. Giun kim:

1.Đặc điểm:

Là giun nhỏ, dài 10mm, màu trắng khu trú ở hồi manh tràng và đại tràng. Giun vào cơ thể qua đường tiêu hóa là chính. Ấu trùng đi vào tá tràng phát triển thành con trưởng thành. Giun cái đẻ 11.000 trứng, ban đêm bò ra rìa hậu môn để đẻ trứng.

2.Lâm sàng:

Có thể gặp 1 hay đầy đủ triệu chứng sau:

  • ngứa hậu môn, ngứa có giờ nhất định, thường là sau khi ngủ, trẻ ngứa dữ dội
  • rối loạn tiêu hóa: hậu môn sung huyết, có khi thấy giun kim bò ra.
  • thần kinh: trẻ quấy khóc vật vã

xét nghiệm phân tìm giun kim hoặc có thể tìm bắt được giun ra ngoài hậu môn.

3.Điều trị:

Rửa hậu môn cho trẻ mỗi sáng ngủ dậy.

Mebendazol 100 mg liều duy nhất

Pyralten pamoat: 11 mg/kg tối đa 1 g/ngày

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here