Rate this post

Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây tử vong gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani. Vi khuẩn thường xâm nhập qua vết thương ở da, niêm mạc vào cơ thể gây bệnh cảnh lâm sàng điển hình là co cứng cơ thường xuyên, trên nền co cứng thỉnh thoảng có cơn co giật.

Contents

1.Tác nhân gây bệnh

Clostridium Tetani là trực khuẩn kị khí, Gram dương, sinh nha bào và gây bệnh bằng ngoại độc tố. Chúng tồn tại ở 2 dạng:

-dạng hoạt động: phát triển và nhân lên tại vết thương trong điều kiện kỵ khí và tiết ra ngoại độc tố

-dạng nha bào: có vỏ bọc dày, sống được nhiều năm trong đất, sức đề kháng cao với chất sát trùng thông thường

2.Dịch tễ

-vi khuẩn có ở mọi nơi và gây bệnh tản phát trên khắp thế giới, đặc biệt ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ thường gặp nhiều hơn.

-nguồn bệnh: nha bào uốn ván có trong đất, bụi, phân ở ngoại cảnh

-đường lây: qua các vết thương ở da và niêm mạc

-khối cảm thụ: không có miễn dịch tự nhiên nên những người chưa được tiêm vaccin phòng uốn ván đều có thể mắc bệnh

3.Triệu chứng lâm sàng

Thể điển hình

-nung bệnh: trung bình 6-12 ngày; không có triệu chứng lâm sàng, chủ yếu là triệu chứng của vết thương. Thời gian nung bệnh là 1 yếu tố tiên lượng.

-khởi phát: triệu chứng đầu tiên và duy nhất là cứng hàm. Bệnh nhân khó há miệng, khó nhai, đau 2 bên quai hàm, hàm ngày càng khít lại

Khám thấy 2 bên cơ nhai co cứng, khi đè lưỡi hàm càng khít chặt

Toàn thân mệt mỏi, có thể sốt

Từ khi cứng hàm đến khi có cơn co giật đầu tiên trung bình 2-3 ngày

-toàn phát:

+bệnh cảnh co cứng cơ: cứng hàm ngày càng rõ, co cứng cơ vùng mặt, cứng gáy làm bệnh nhân khó cúi đầu, co cứng cơ thân mình tùy trường hợp

Cơ duỗi co cứng ưu thế: bệnh nhân ưỡn ra sau, cổ ngửa

Cơ gấp ưu thế: bệnh nhân nằm còng lưng tôm

Co cứng đều 2 nhóm: tư thế uốn ván thẳng

Co cơ ở bụng: bụng cứng như gỗ

+cơn co giật: trên nền co cứng, giật toàn thân, cơn co xuất hiện tự nhiên hay có kích thích

+rối loạn cơ năng: nuốt khó, khó tở do co thắt họng…

+toàn thân có sốt liên quan với mức độ vết thương, có rối loạn thần kinh thực vật

+hội chứng thể dịch không đặc hiệu

-thời kỳ lui bệnh: cơn giật thưa dần rồi hết, tình trạng co cứng còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần, miệng há được, có phản xạ nuốt trở lại

*các thể lâm sàng:

-uốn ván nhẹ

-uốn ván nội tạng

-uốn ván rốn

-uốn ván đầu

-uốn ván khu trú ở chi

-uốn ván trường diễn

4.Điều trị

xử trí đường vào

-mở rộng vết thương, cắt lọc, lấy dị vật

-rửa bằng oxy già, thuốc tím

các thuốc điều trị

-thuốc an thần chống co giật: nên dùng thuốc ít ảnh hưởng hô hấp. Hiện nay nên dùng Diazepam 1-2mg/kg/24h, tối đa 8mg/kg/24h

-huyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT: liều thấp 5000-10000dv, tối đa 20000đv, tiêm bắp 1 lần duy nhất, thử test trước tiêm

-vaccin giải độc tố uốn ván: dùng phòng bệnh sau này

Tiêm dưới da 3 lần, mỗi lần 1 ml, cách 10-15 ngày. nhắc lại sau tiêm 1 năm

-thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn uốn ván và chống bội nhiễm

-bồi phụ nước, điện giải và điều trị triệu chứng khác

-đảm bảo thông khí cho bệnh nhân

-dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân

Copy ghi nguồn DuocDien.net