táo bón
Rate this post

Sau một thời gian thay đổi khẩu phần ăn và thói quen sinh hoạt của trẻ bị táo bón nhưng tình trạng không cải thiện, chúng ta bắt buộc phải sử dụng đến thuốc để hỗ trợ điều trị. Cần đảm bảo rằng trẻ chỉ có biểu hiện chứ không mắc các bệnh chưa được chẩn đoán khác. Các loại thuốc điều trị táo bón có thể chia ra làm nhiều nhóm:

 

  Nhóm thuốc nhuận tràng xơ thực vật và tạo khối (bột cám gạo, hạt psyllium, cellulose, methylcellulose…): l

Là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt, chất xơ, chất nhầy…) hay tổng hợp, có khả năng hấp phụ nước gấp nhiều lần so với thể tích của chúng, làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này có tác dụng tương đối chậm nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của ruột.

– Chỉ định: trong các trường hợp táo bón đơn giản

+ Bổ sung chất xơ do chế độ ăn nghèo chất xơ hoặc chất lỏng.

+ Phòng và trị táo bón do trĩ, nứt hậu môn, sau mổ hậu môn (nong – tạo hậu môn), loét trực tràng đơn thuần, có thai.

+ Phòng tránh tình trạng rặn quá mức khi đại tiện như hỗ trợ đại tiện trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp, phình mạch máu não, duy trì phân mềm.

+ Kiểm soát bệnh nhân bị hội chứng đại tràng kích thích và viêm ruột thừa.

– Chống chỉ định: khó nuốt, tắc ruột, nghẽn ruột, phân đóng chặt, trẻ sơ sinh.

– Tác dụng không mong muốn: tắc nghẽn thực quản và ruột nếu không dùng đủ nước hay quá liều, đôi khi gây phình bụng đầy hơi, đau bụng (các thuốc lên men).

 

  Nhóm thẩm thấu (lactulose, sorbitol, hốn hợp muối magie…):

Thường ở dạng muối vô cơ hay đường, có tác dụng làm tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột.

– Chỉ định: thường dùng cho táo bón gây ra bởi các thuốc gây nghiện.

– Chống chỉ định: tắc nghẽn ruột, bệnh ở kết tràng; không dung nạp một số loại đường như galactose, fructose.

– Tác dụng không mong muốn: có thể gây dầy hơi, tiêu chảy, kích ứng niêm mạc trực tràng.

 

  Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích (dầu hải ly, bisacodyl, phenolphthalein, cascara…):

Tác dụng trực tiếp lên đầu dây thần kinh ở niêm mạc ruột, làm co cơ ruột, giúp phân di chuyển dể dàng qua đường ruột.

– Chỉ định: táo bón, làm sạch ruột trước phẫu thuật, X-quang đại tràng.

– Chống chỉ định: tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng, viêm dạ dày – ruột.

– Tác dụng không mong muốn: đau bụng, buồn nôn, kích ứng trực tràng.

Các bạn có thể tham khảo sản phẩm chuẩn hóa châu âu, chống táo bón cho bé: Isilax bimbi

 

  Nhóm làm mềm phân (docusat, poloxamer…): nhũ tương hóa chất béo và nước có trong phân, giúp phân di chuyển dễ dàng.

– Chỉ định: giảm áp lực khi đại tiện như phẫu thuật trực tràng, bệnh cấp tính quanh hậu môn, thiếu máu cơ tim hoặc vừa phẫu thuật xong, tăng áp lực nội sọ, các loại thoát vị.

– Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, tắc ruột, đau bụng cấp chưa rõ nguyên nhân.

– Tác dụng không mong muốn: đắng miệng, đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, kích ứng xung quanh trực tràng, kích ứng họng.

 

  Nhóm bôi trơn(parafin, glycerin): thường trình bày ở dạng thuốc bơm hay thuốc đạn, có tác dụng làm phân di chuyển qua kết tràng dễ dàng.

– Chỉ định: phân đóng cứng, tránh áp lực sau nhồi máu cơ tim, phẫu thuật.

– Chống chỉ định:

+ Nhạy cảm với thuốc.

+ Dùng đường uống cho trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, người bệnh nằm liệt giường, ốm đau hoặc có thai, người bệnh nuốt khó, ứ thực quản hoặc dạ dày, thoát vị khe thực quản.

+ Đang đau bụng, buồn nôn, nôn.

+ Tiêm parafin lỏng có thể gây phản ứng u hạt.

– Tác dụng không mong muốn: dùng liều cao đường uống hoặc đường trực tràng có thể gây rỉ nước, kích ứng hậu môn, ngứa hậu môn, có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế phản xạ bình thường của trực tràng, tăng nhiễm khuẩn và lâu lành các thương tổn ở hậu môn – trực tràng. Giảm liều có thể giảm thiểu tình trạng rỉ nước này.

Khi sử dụng thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón, cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc một cách chặt chẽ, tránh tự ý sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc quá 7 ngày. Vì các thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như gây ra rối loạn nhu động ruột, liệt ruột hay rối loạn cân bằng điện giải của cơ thể và đặt biệt là gây lệ thuộc thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bên cạnh việc dùng thuốc, vẫn phải kết hợp với thay đổi lối sống như: chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ (có nhiều trong rau, củ, quả), uống nhiều nước, tăng cường vận động, luyện tập thể dục, thể thao, tập thói quen đi đại tiện điều độ… mới giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị táo bón.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here