Rate this post

Thương tật thứ cấp là thương tật phát sinh do quá trình bất động quá lâu hoặc hoạt động không đúng gây nên

Vd: teo cơ bất động, loét đè ép…

Thương tật thứ cấp nhiều khi còn nguy hại hơn nhiều so với thương tật sơ cấp.

1.Teo cơ

Một cơ hoặc một nhóm cơ sau thời gian bất động lâu dài hoặc dây thần kinh chi đó bị tổn thương khiến cơ bị giảm về sức mạnh và thể tích, cơ trở nên nhỏ và yếu đi. Có 2 dạng teo cơ:

-teo cơ do nguyên nhân thần kinh: tùy mức độ tổn thương của dây thần kinh mà cơ do thần kinh đó chi phối bị ảnh hưởng nhiều hay ít

Nếu dây thần kinh đứt hoàn toàn thì cơ mà nó chi phối sẽ nhỏ đi nhanh, cơ có thể bị liệt hoàn toàn, trường hợp này phải khâu phục hồi rồi mới phục hồi chức năng

Nếu dây thần kinh tổn thương không hoàn toàn: cơ teo nhanh trong 3 tháng đầu và có các biến dạng do mất cân bằng cơ lực nếu không được phục hồi kịp thời

-teo cơ bất động: cơ không cử động sau 1 thời gian dài sẽ nhỏ và yếu đi

2.Co rút cơ khớp và mô liên kết

Co rút là tình trạng 1 số cơ bị ngắn lại làm cho khớp không duỗi ra hoàn toàn không gấp được.

Nguyên nhân chính do sự mất cân bằng về cơ lực.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ co rút: tư thế cơ, thời gian bất động, sự vận động của phần lành…

Điều trị co rút:

+co rút nhẹ: làm mềm cơ bằng nhiệt nóng và xoa bóp sâu; kéo giãn 10-15′, ngày 1-2 lần

+co rút vừa và nặng: thời gian kéo dài hơn, nếu kéo dãn liên tục mà không có kết quả phải dùng nẹp ngắt quãng, nếu không được thì phẫu thuật.

3.Loãng xương do bất động

Là tình trạng xương mất chất vôi, xương trở nên giòn và dễ gẫy

Cơ chế: khi bất động xương không phải chịu áp lực tác động như bình thường nên quá trình tạo cốt bào giảm, hủy cốt bào tăng

Triệu chứng lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30% với biểu hiện đau xương, có thể kèm chèn ép…

Chẩn đoán xác định dựa vào đo mật độ xương và siêu âm xương

Điều trị: tăng cường vận động chủ động và thụ động

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Vật lí trị liệu hồng ngoại…

Chế độ dinh dưỡng hợp lí

4.Loét đè ép

Là tình trạng bệnh nhân hình thành ổ loét ở những phần tổ chức gần xương của cơ thể bị đè ép lâu khi nằm hay ngồi lâu không vận động

Cơ chế: sự đè ép làm co thắt mao mạch của tổ chưc gây thiếu máu tổ chức, nếu kéo dài gây hoại tử và nhiễm trùng

nguyên nhân chính được đề cập gồm lực đè ép, sự chà xát và mài mòn, nhiệt độ cơ thể, tuổi bệnh nhân…

Vị trí loét thường:

-khi nằm ngửa: chẩm, xương bả vai, khuỷu tay, cùng cụt, gót chân

-khi nằm sấp: gai chậu trước trên, gối, gót chân

-nằm nghiêng: mấu chuyển lớn, mắt cá chân

Điều trị:

-loại bỏ đè ép: thay đổi tư thế 1 cách cơ học hoặc tăng phần tiếp xúc của cơ thể với giường để phân tán trọng lực

-làm sạch vết loét kiểm soát nhiễm trùng

-vật lí trị liệu: chiếu tia hồng ngoại, tia tử ngoại…

-dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân

5.Rối loạn tiết niệu

Ở tư thế nằm sấp, áp lực ổ bụng thấp tác động đến cơ hoành giảm khiến bàng quang khó tháo sạch nước tiểu gây bí đái

Như vậy nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh ngay

chườm ấm, xoa bóp vùng bàng quang

6.Rối loạn tiêu hóa

Bất động làm bệnh nhân ăn không ngon, giảm nhu động ruột gây hấp thu kém, giảm thể tích huyết tương dễ gây táo bón.

Dự phòng: tăng thức ăn xơ, uống đủ nước…

Tập vận động nhẹ, trăn trở, ngồi dậy sớm…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here