Rate this post

Gãy xương là tổn thương ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của xương, có thể hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. gãy xương có thể tổn thương các thành phần quanh ở gãy như cơ, mạch máu, thần kinh, da, cân.

Tiến triển quá trình liền xương trải 4 giai đoạn:

-giai đoạn tụ máu

-giai đoạn can liên kết

-giai đoạn can nguyên phát

-giai đoạn can vĩnh viễn

1.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương

-sự tưới máu tại chỗ: vị trí gãy xương dinh dưỡng tốt sẽ nhanh liền hơn

-sự tiếp xúc giữa 2 đầu xương gãy: diện tiếp xúc càng lớn càng nhanh liền

-thời gian bất động và tính chất bất động (hoàn toàn hay không): sự bất động hoàn toàn làm giảmtuổi máu, không duy trì được lực ép giữa 2 đầu xương làm xương chậm liền

-sự vận động của các phần lành: các phần lân cận hoạt động sẽ làm cơ co, tăng tuần hoàn dinh dưỡng, kích thích liền xương và hạn chế biến chứng

2.Biến chứng sau gãy xương

-can lệch

-teo cơ, cứng khớp, co rút cơ

-khớp giả

-rối loạn tuần hoàn

-tổn thương thần kinh

-sai lệch dáng đi, mất chức năng

3.Phương pháp điều trị và phục hồi chức năng gãy xương

Điều trị gãy xương

-nắn chỉnh

-bất động: duy trì sức ép 2 đầu xương gãy, ngừa di lệch, giảm đau

Điều trị mô mềm

-giai đoạn bất động:

+mục đích: phòng thương tật thứ cấp do bất động gây ra, giảm đau, giảm phù nè, duy trì tầm vận động của các khớp tự do

+phương pháp phục hồi chức năng

1.Tư thế trị liệu: Đối với xương gãy mà vùng chi gãy phù nề nhiều phải kê cao chi để tuần hoàn dễ lưu thông. Đối với bệnh nhân gãy cột sống, gãy xương đùi, đa chấn thương phải nằm bất động lâu cần chú ý tư thế.

2.Vận động trị liệu:

Co cơ tĩnh nhóm cơ bị bất động giúp tăng cường tuần hoàn và nuôi dưỡng, duy trì trương lực cơ, giảm phù nề đồng thời tạo sức ép 2 đầu xương gãy giúp xương mau liền.

Nếu bệnh nhân nằm tại giường thì cần kết hợp tập thở càng sớm càng tốt và trăn trở thường xuyên ít nhất 2 giờ 1 lần, sau đó hướng dẫn bệnh nhân tự trăn trở nhưng vẫn đảm bảo được bất động

Tập vận động chủ động các khớp tự do hết tầm vận động

Nhiệt trị liệu: dùng nhiệt lạnh để giảm đau, giảm phù nề

Từ trường kích thích liền xương

-giai đoạn sau bất động:

+mục đích giúp giảm đau, giảm phù nề; gia tăng tuần hoàn, làm mềm và kéo giãn mô cơ; tăng tầm hoạt động của khớp; tăng ức mạnh của cơ; tái rèn luyện cơ bị mất chức năng…

+phương pháp phục hồi:

Nhiệt trị liệu: thường dùng nhiệt nóng như hồng ngoại, parafin…

Điện trị liệu: điện xung giảm đau hoặc kích thích cơ bị yếu, liệt

Sóng ngắn, từ trường

Xoa bóp sâu chủ yếu là kỹ thuật nhào nắn nhằm di chuyển chất dịch trong tổ chức, tạo cử động trong cơ để kéo dãn các mo sợi kết dính

Vận đông: kỹ thuật giữ nghỉ hoặc kéo giãn thụ động đối với các khớp bị giới hạn tầm vận động hoặc vận động chủ động có trợ giúp đối với khớp bị hạn chế tầm vận động, sau đó vận động chủ động hoàn toàn và chủ động có kháng trở để tăng sức mạnh cho cơ, tăng sức vận động cho khớp

Hoạt động trị liệu: điều hợp các động tác, tái rèn luyện cơ bị liệt, mất chức năng…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here