Rate this post

Khi có dấu hiệu bị ngộ độc ảnh hưởng đến cơ quan sống của cơ thể -> phải điều trị triệu chứng trước tiên để duy trì sự sống, nâng cao sức đề kháng -> tiến hành các biện pháp loại trừ chất độc hoặc làm giảm tác động chất độc và điều trị các rối loạn triệu chứng khác

* Loại chất độc khỏi cơ thể: nhằm giảm tối đa sự hấp thu chất độc vào máu
* Loại chất độc trực tiếp: thường chỉ thực hiện khi bị ngộ độc < 6h

– Loại bỏ trên da, mắt: rửa

+ Cởi bỏ quần áo chỗ nhiễm độc
+ Rửa nhiều lần bằng nước ấm, xà phòng (nếu là acid), không chà sát, dùng dung môi nếu không tan trong nước
(thường là cồn…)
+ Vào mắt cần rửa mắt nhiều lần vs nước sạch, nước muối sinh lý 10-15ph, nhỏ thuốc giảm đau

– Loại bỏ qua đường tiêu hóa:

– Gây nôn:

+ Xử lý càng sớm càng tốt ngay sau khi ăn, uống p chất độc
+ Bằng kích thích vật lý (móc họng, ngoáy họng bằng lông gà…), hoặc bằng chất gây nôn (ipeca, apomorphin…)
+ Không nên gây nôn khi:
+ Ngộ độc > 4h (không còn ở dạ dày)
+ Bị hôn mê, động kinh co giật (có thể bị ngạt thở, hỗ trợ thông khí quản)

+ Bị ngộ độc acid/kiềm mạnh, hóa chất gây bỏng (bỏng họng, phổi)
+ Ngộ độc xăng dầu hay chất độc dễ bay hơi (gây phù phổi)

– Rửa dạ dày:

+ Nếu không gây nôn được, khoảng 3-8 giờ sau ngộ độc
+ Rửa dạ dày nhiều lần cho đến khi nước rửa trong hẳn
+ Kết hợp lấy mẫu phân tích chất độc (250-300 ml dịch rửa đầu)
+ Dung dịch để rửa dạ dày: KMnO4 0,1% hoặc NaHCO3 0,5% (trừ ngộ độc acid giải phóng CO2)
+ Không rửa dạ dày:
+ Bị bỏng thực quản do ngộ độc acid/kiềm mạnh, ngộ độc strychnin (do co cứng)
+ Uống phải chất dầu, hôn mê sâu (có thể ngạt, viêm phổi)

– Tẩy xổ:

Sử dụng thuốc tẩy xổ loại nhẹ như Na2SO4, MgSO4… để:
+ Kích thích nhu động ruột thải bớt chất độc
+ Giảm hấp thu chất độc ở ruột
+ Giảm táo bón do dùng than hoạt
+ Không dùng thuốc tẩy dầu khi bị ngộ độc các chất độc tan trong dầu, phospho hữu cơ, DDT…
+ Thụt tháo: để rửa đại tràng bằng NaCl 0,9% kết hợp với rửa dạ dày

– Loại qua đường hô hấp:

+ Có thể loại nhanh chóng 1 số chất độc ở thể khí hoặc dễ bay hơi khỏi cơ thể
+ Để người bệnh nằm ở nơi thoáng
+ Làm hô hấp nhân tạo (trừ ngộ độc những chất phù phổi: phosgen, clor…)
+ Có thể hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy 50%
– Loại qua đường thận: thúc đẩy nhanh qúa trình đào thải qua nước tiểu
– Truyền nhiều dịch
+ Glucose ưu trương (10%, 30%), Ringer, uống thuốc lợi tiểu thẩm thấu manitol (10%, 25%)
+ Không dùng khi có suy thận, suy tim, phù phổi cấp, trụy tim mạch nặng
+ Chú ý bù đắp thích đáng các chất điện giải Na, K, Cl…
– Tăng loại trừ chất độc acid yếu bằng truyền dung dịch kiềm THAM hoặc NaHCO3 1-5% (cần theo dõi pH máu ≤ 7,6. Kiềm quá gây ƯC hô hấp)
– Loại bằng thẩm tách máu hoặc chích máu:
+Thẩm tách máu (thường là thẩm phân phúc mạc)
+ Là hình thức lọc máu ngoài thận
+ Tương tự chạy thận nhân tạo nhiều ĐG và ít tốn kém hơn
– Chích máu:
+Khi chất độc vào máu để pha loãng chất độc có thể p chích bớt máu và truyền nước muối sinh lý hay glucose
+ Biện pháp có hiệu quả nhất ở giai đoạn sớm của ngộ độc, đặc biệt khi có các triệu chứng thần kinh, tim mạch và tích nước ở phổi
+ Không dùng trong trường hợp trụy tim mạch (NM nhợt nhạt, mạch nhỏ nhanh, HA thấp)

Copy ghi nguồn: https://brabantpharma.com

Link bài viết: Nguyên tắc xử trí chất độc loại chất độc ra khỏi cơ thể

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here