1.Khái niệm
Nhiễm độc da dị ứng thuốc là những phản ứng, hội chứng, những bệnh xuất hiện trong hoặc sau khi dùng thuốc, qua đường tiêm truyền, uống, khí dung… với mức độ biểu hiện khác nhau của da và các tạng, có thể gây tử vong cho bệnh nhân.
75% các loại tai biến do thuốc là nguyên nhân dị ứng do tình trạng quá mẫn, phản ứng khác thường của cơ thể với dị nguyên.
Có khoảng 10-12% dân số cảm ứng với 1 hay nhiều loại thuốc.
2.Căn nguyên
Căn nguyên được đề cập đến là do thuốc. Lecomte đề xuất 1 danh mục thuốc hay gây dị ứng bao gồm:
-protein: huyết thanh, vaccin, hoormon, insullin, tinh chất nội tạng, men, ACTH
–kháng sinh: penicillin, streptomycin, neomycin, cloramphenicol, tetracyclin…
-sulfamid: kháng khuẩn, lợi tiểu, chống đái tháo đường
-thuốc chống lao: IPH, PAS
-thuốc gây tê: novocain, procain
-thuốc giảm đau: salicilic, dẫn chất của pyrazolon
-thuốc chống sốt rét
-thuốc chống đông, thuốc giãn cơ, thuốc tim mạch
-thuốc an thần, gây ngủ: barbituric
-iod và thuốc cản quang có iod
-asen hữu co
-kim loại nặng
-thuốc nam, thuốc bắc…
3.Lâm sàng và cận lâm sàng
Lâm sàng
-sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt rất cao
-ngứa: có thể ngứa nhẹ hay ngứa rất dữ dội, sớm nhất ở vùng da đầu chi, mí mắt, quanh hốc tự nhiên rồi lan ra các vùng khác
-tổn thương da: luôn luôn có
Ban đỏ: từ ban nhỏ li ti đến các mảng lớn, có khi lan rộng ra toàn thân
Mụn nước trên nền da đỏ, có thể dập vỡ, chảy nước
Bọng nước bằng hạt ngô có khi to bằng lòng bàn tay, dễ vỡ
Mụn mủ, sẩn đỏ, sẩn huyết thanh
Các tổn thương kèm theo như phù nề, trợt loét tiết dịch
-tổn thương niêm mạc: niêm mạc mắt, miệng, sinh dục, hậu môn viêm trợt loét, tiết dịch
-tổn thương các tạng: các tạng đều có thể bị tổn thương đặc biệt là gan, thận, phổi
Cận lâm sàng
-thử nghiệm da:
Test lẩy da: thường làm trước khi bệnh nhân dùng thuốc
Test nội bì: hiện ít làm
Test áp bì: phát hiện di nguyên khi bệnh nhân bị nhiễm độc da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc
-thử nghiệm invitro:
+phát hiện cơ địa dị ứng: đếm bạch cầu ái toan, đo khả năng cố định histamin, kết dính kháng huyết thanh histaminlatex, định lượng globulin miễn dịch…
+phát hiện kháng thể kháng dị ứng: ngưng kết hồng cầu thụ động, ngưng tủa trên thạch, thử ứng kết dính bạch cầu, chuyển dạng lympho bào…
4.Chẩn đoán xác định
-khai thác tiền sử dị ứng của bản thân, gia đình và tiền sử dùng thuốc
-biểu hiện sớm: sốt, ngứa sớm nhất ở đầu chi, mí mắt sau đó mới lan ra nơi khác
-biểu hiện ở da: ban đỏ mụn nước, bọng nước
-có thể có tổn thương phủ tạng, niêm mạc
-các xét nghiệm cận lâm sàng khác kèm theo
5.Điều trị
Nguyên tắc điều trị
-phát hiện sớm và ngưng ngay dị nguyên đưa vào cơ thể
-hạn chế dùng thuốc và thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị
-chống bội nhiễm nếu có
-dinh dưỡng và chăm sóc tốt cho bệnh nhân
Điều trị cụ thể
-tại chỗ:
+cấp tính: dùng thuốc dung dịch rivanol 1% hay nước muối sinh lí đắp và nhỏ lên tổn thương, nếu có nhiễm trùng thì dùng dung dịch màu.
+bán cấp: dùng thuốc hồ, dầu, kem; khi có ban đỏ dùng bột talc để xoa.
Trường hợp nặng: nằm giường bột phải thay ga, bột thường xuyên
Trường hợp có tổn thương các hốc tự nhiên đặc biệt là mắt phải bóc tách mi mắt bôi thuốc mỡ hàng ngày hay cách ngày để tránh di chứng hẹp khe mắt hay giảm thị lực. Tổn thương miệng bôi bằng glycerin borate.
-toàn thân:
+thể nhẹ: kháng histamin tổng hợp, vitamin C liều cao, có thể dùng corticoid
+thể nặng: corticoid 2mg/kg/ngày rồi giảm liều và duy trì
+truyền dịch 2500-3000ml/24 giờ để giúp cơ thể thải độc nhanh nhất
-kháng sinh:dùng nhóm ít gây dị ứng