Rate this post

Có thể xếp hai loại yếu tố tiên lượng

  1. Yếu tố tiên lượng có sẵn từ trước

Bản thân thai phụ đã mang những yếu tố này, còn gọi là những yếu tố nguy cơ cao

Bao gồm:

  • Bệnh lý người mẹ
  • bị các bệnh cấp tính, mạn tính khi có thai mới mắc phải: nhiễm độc thai nghén, sốt, viêm ruột thừa…
  • các dị vật từ nhỏ để lại di chứng ở sinh dục: vách ngăn âm đạo, cổ tử cung, tử cung đôi,khung chậu hẹp….
  • tuổi mẹ quá trẻ <19 tuổi và quá cao> 19 tuổi
  • người mẹ đã đẻ từ bốn lần trở lên
  • có tiền sử thai nghén nặng nề
  • phải điều trị vô sinh, sảy thai liên tiếp
  • hoàn cảnh rieng tư, trình độ văn hóa, y tế của vợ chồng
  • các bệnh lý toàn thân như: tim, gan, phổi, thận,cao huyết áp, thiếu máu nặng….
    • Yếu tố tiên lượng xấu từ phía thai
  • Thai quá to
  • Nhiều thai
  • Ngôi thai bất thường (mặt, ngôi ngược, trán, ngang)
  • Thai non tháng (<37 tuần) thai suy dinh dưỡng
  • Thai già tháng >41 tuần
  • Các dị tật bẩm sinh ở thai
    • Yếu tố tiên lượng xấu từ phần phụ của thai (rau + cuống rau)
  • Rau bám bất thường
  • Suy rau (vôi hóa, có bánh rau phụ)
  • Dây rau quá ngắn, quá dài
  1. Yếu tố tiên lượng phát sinh từ trong chuyển dạ
    • Yếu tố toàn thân người mẹ (lúc mới chuyển dạ chưa có hoặc chưa phát hiện ra)

Lo lắng sợ hãi do đau đớn, mệt mỏi, căng thẳng…

  • Do cơn co tử cung diễn biến bất thường
  • Rối loạn tăng co bóp: tăng cường độ, tăng tấn số hoặc có thể tăng cả hai
  • Xuất hiện tình trạng tăng trương lực cơ bản do: co thắt, dãn và căng,co bóp tăng kéo dài. Ngyên nhân: do thai bị cản trở không thuận lợi cho lọt, xuống, quay, sổ vì nhiều lý do trong đó có vấn đề khám thai trước đó chưa phát hiện ra
  • Rối loạn giảm co bóp: tự nhiên tử cung giảm cường độ, giảm cơn co toàn bộ (yếu, thưa)
    • Do xóa mở tử cung
  • Bình thường khi chuyển dạ chính thức cổ tử cung sẽ xóa và mở dần từ 1-10 cm
  • Cổ tử cung ở giữa tiểu khung
  • Mật độ cổ tử cung mềm,xóa hết thì mỏng,không căng cứng và ôm sát đầu ối hoặc ngôi thai (nếu ối đã vỡ) không phù nề

Nếu khác với trên là tiên lượng dè dặt.

  • Yếu tố đầu ối

Không tốt khi: ối phồng, hình quả lê, màng ối dầy, ối vỡ non,vỡ sớm…sẽ kéo theo nhiều nguy cơ khác nữa: sa dây rau, sa chi, nhiếm khuẩn… khi có phân su ở nước ối nguy cơ suy thai

Nước ối có máu: rau bong non

  • Yếu tố tim thai

Trong chuyển dạ tùy theo tình trạng tim thai mà có quyết định tiếp tục theo dõi hay chấm dứt chuyển dạ

  • Yếu tố độ lọt của ngôi
  • Các tai biến trong chuyển dạ
  • Rau tiền đạo (đánh giá tình trạng mất máu, từ đó đánh gia tình trạng mẹ con dẫn đến xử trí khẩn trương hay trì hoãn)
  • Sa dây rau: là cấp cứu số 1 với thai nhi nếu dây rau còn đập, tiên lượng sống nhiều thì mổ lấy thai ngay. Nếu dây rau không đập, thai đã chết có thể thì hoãn không mổ, theo dõi lấy thai đường dưới khi đủ điều kiện
  • Sa chi (tay): đẩy thử lên thận trọng nhưng nếu có thêm một yếu tố nào khác của đẻ khó nên mổ lấy thai

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here