cấp cứu ngừng thở
Rate this post

Sinh bệnh học và phân loại ngừng tuần hoàn

 

Sinh bệnh học

 

ngừng tuần hoàn

-Tất cả các hoạt động của não đều phụ thuộc vào lưu lượng máu lên não cùng sự cung cấp oxy và glucose cho cơ thể. Mỗi phút 100g não cần khoảng 3,5ml oxy và 5ml glucose. Dự trữ đường ở não tiếp tục cung cấp đường cho tế bào não trong khoảng 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn , tuy nhiên ý thức mất đi sau từ  8 – 10 giây. Khi lưu lượng máu lên não giảm xuống 25ml ( bình thường khoảng  75ml/100g chất xám ) thì điện não xuất hiện nhiều sóng chậm và khi còn 15ml thì điện não là đường thẳng. Tổn thương não sẽ không hồi phục được  sau khoảng từ 3 – 4 phút ngừng tuần hoàn, trong khi đó tim vẫn tiếp tục đập trong 2 – 3 giờ trong tình trạng thiếu oxy.

-Ngừng tim sẽ dẫn đến ngừng thở trong vòng vài giây. Đôi khi ngừng thở có thể xẩy ra trước. Nếu vậy tim có thể vẫn tiếp tục đập kéo dài đến 30 phút.

-Hậu quả của ngừng tuần hoàn còn có thể dẫn đến : Toan chuyển hóa , tăng acid lactic và tăng kali máu. Các thay đổi này lại  là nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn, nó tạo ra một vòng luẩn quẩn. Trong việc tổ chức hồi sinh tim – phổi – não cần phải chú ý giải quyết các hậu quả này.

 

 

Phân loại theo cơ chế bệnh học

 

Về mặt cơ chế thì ngừng tuần hoàn có thể bắt đầu bằng:

Ngừng tim ( vô tâm thu )

Là ngừng tim thực sự  (đường đẳng điện ) , tim không còn bóp , nhẽo và giãn ra . Tim có thể ngừng đột ngột hay  từ từ hoặc tự hồi phục được .

+Thì tâm trương : Tim giãn và nhẽo tím , nếu thiếu oxy sẽ  gây ngừng tim , nhạt màu khi  thiếu máu cấp.

+Thì tâm thu : ít hơn , ví như trong ngộ độc các thuốc co mạch hay ouabain.

Ngừng tim đột ngột :nguyên nhân do phản xạ ( cường phó giao cảm , vùng tai mũi họng , khí quản hoặc màng bụng ) hay do block nhĩ thất cấp III.

Ngừng tim từ từ : Do thiếu ô xy hay chảy máu.

Ngừng tim tự hồi phục : trạng thái lâu ngày của block nhĩ thất.

Rung thất

-Do cơ tim co không đều , tuy co bóp nhưng không có hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do chuyển hóa (K) , dịch thể ( tăng thán máu ) hay do  thiếu oxy cục bộ. Điển hình cho kiểu này là rung thất xuất hiện ở người bị điện giật.

-Rung thất gây ngừng tuần hoàn ngay lập tức . Sóng rung thất :

+Biên độ > 1,5mm, thường gặp ở bệnh nhân mới ngừng tuần hoàn , chưa thiếu oxy hay tim còn tốt.

+Biên độ < 1,5mm, thường gặp ở các bệnh nhân : Có bệnh tim trước đó , tổn thương tim nhiều , thiếu oxy kéo dài hay rung thất kéo dài > 2 phút. Có suy hô hấp nặng gây ra giảm PaO2 , tăng PaCO2

Tim hoạt động không hiệu quả

Trên lâm sang dù có ngừng tuần hoàn , tim có thể vẫn hoạt động nhưng co bóp không hiệu quả.

Không có máu để tống ra ngoại biên như trong trường hợp mất máu cấp.

-Rối loạn nhịp tim với kiểu phức hợp kì dị và nhịp tự thất.

-Phân li điện cơ : Điện tâm đồ gần bình thường hay bình thường nhưng tâm thất không bóp , có lúc còn vài nhóm thớ cơ hoạt động trên mặt ngoài của tim.

-Phân tích nguyên nhân , cơ chế , sinh bệnh học của ngừng tuần hoàn thấy:

+Ngừng tuần hoàn thường do nguyên nhân thiếu oxy hoặc thiếu máu cấp.

+Hậu quả ngừng tuần hoàn cũng gây thiếu oxy tổ chức.

+Các tổ chức muốn hoạt động trở lại phải được cung cấp oxy đầy đủ. Điều này nói lên sự quan trọng của thông khí nhân tạo trong việc hồi sinh tim – phổi – não.

+Bản thân tim là tổ chức cơ cũng phải được cung cấp oxy.

-Tim chỉ có thể đập trở lại nếu kết hợp đồng thời với bóp tim và thông khí nhân tạo ( hô hấp miệng – miệng hay bóp bóng Ambu ) được thực hiện ngay.

-Khi xuất hiện  rung thất dù là sóng to sóng nhỏ thông khí nhân tạo vẫn là cần thiết. Tiêm adrenalin làm cơ tim tăng thêm nhu cầu oxy , nếu không tiến hành thông khí cho bệnh nhân thì rung thất sẽ thành sóng nhỏ khó hồi phục.

Nếu được can thiệp sớm

Tim có thể đập trở lại nhưng não có thể không hồi phục được  hoặc có thể hồi phục chậm thông qua một thời gian có bệnh não do thiếu oxy tổ chức. Hồi sinh não tiếp tục ngay sau giải quyết tình trạng cấp cứu là công việc vô cùng phức tạp trong đó có vấn đề thông khí và vấn đề chống phù não.

Cuối cùng là : Muốn đề phòng việc ngừng tim tái phát phải tìm cách giải quyết nguyên nhân.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here