liều dùng Insulin
Rate this post

Insulin là một hocmon điều trị căn bệnh đái tháo đường. nó là thuốc không thể thiếu trong quá trình diều trị nhưng bên cạnh đó nó cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn và nếu dùng sai cách cũng sẽ rất nguy hiểm. Vậy liều và cách sử dụng Insulin như thế nào cho đúng?

liều dùng Insulin

Contents

Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng thuốc insulin:

Các dạng bào chế insulin đều có thể tiêm dưới da (đường dùng thuốc lý tưởng) trong đa số trường hợp. Nhưng chỉ insulin tác dụng ngắn hòa tan mới có thể tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch, tiêm bắp khi điều trị hôn mê đái tháo đường đang cần hấp thụ nhanh. Insulin hòa tan cũng được dùng qua đường màng bụng cho người bệnh thẩm tách màng bụng liên tục điều trị ngoại trú. Khi dùng đơn độc, insulin hòa tan thường được tiêm 3 hay nhiều lần trong ngày. Thuốc được dùng hầu hết sẽ được phối hợp với một insulin tác dụng trung gian hay dài để phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh. Khi đó, insulin hòa tan được rút vào bơm tiêm đầu tiên, và sau khi đã trộn với insulin khác nên phải tiêm ngay.

Loại chế phẩm insulin (insulin người hay insulin động vật), dạng bào chế, đường dùng và số lần dùng thuốc phải được lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh, tuy nhiên insulin người hiện nay thường được dùng cho những người bệnh mới.

Liều dùng thuốc:

Liệu pháp insulin được thực hiện tại bệnh viện vào giai đoạn đầu. Liều lượng được thầy thuốc quyết định theo nhu cầu của mỗi người bệnh và phải được điều chỉnh theo kết quả giám sát đều đặn nồng độ glucose huyết. Liều khởi đầu thông thường ở người lớn vào khoảng 20 – 40 đvqt/ngày, tăng dần khoảng 2 đvqt/ngày, cho tới khi đạt được nồng độ glucose huyết mong muốn. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo rằng nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch toàn phần lúc đói phải giữ trong phạm vi 3,3 đến 5,6 mmol/lít (60 đến 100 mg/decilít) và không được thấp dưới 3 mmol/lít (55 mg/decilít). Tổng liều mỗi ngày vượt quá 80 đvqt là bất thường và có thể nghĩ đến trường hợp kháng insulin.

Có nhiều cách điều trị bao gồm dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan cùng với một insulin tác dụng trung gian, như insulin isophan hoặc dịch treo hỗn hợp insulin kẽm. Phối hợp như vậy thường được tiêm dưới da ngày 2 lần với 2/3 tổng liều trong ngày và tiêm trước bữa ăn sáng và 1/3 còn lại tiêm trước bữa ăn chiều.

Hôn mê đái tháo đường, nhiễm toan ceton: Insulin là một phần điều trị thiết yếu trong xử trí cấp cứu nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Chỉ được dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan trong trường hợp này. Ðiều trị bao gồm bồi phụ dịch thỏa đáng, liệu pháp bicarbonat, bổ sung kali và trị liệu bằng insulin.

Liều đầu tiên: 10 – 15 đvqt insulin hòa tan (hoặc 0,15 đvqt/kg) tiêm tĩnh mạch tổng liều.

Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục insulin: 10 đvqt mỗi giờ (hoặc 0,1 đvqt/kg/giờ)

Hoặc có cách khác: Tiêm bắp insulin, liều đầu tiên là 10 đvqt (hoặc 0,1 đvqt/kg) mỗi giờ. Nhưng tránh dùng cách này cho người bệnh bị hạ huyết áp vì không dự đoán được sự hấp thu của thuốc.

Ðiều chỉnh liều insulin theo nồng độ glucose máu.

Trẻ em: Liều khởi đầu tiêm insulin được khuyên sử dụng ở trẻ em phát hiện sớm bị tăng glucose huyết trung bình và không có ceton niệu là 0,3 đến 0,5 đvqt/ kg/ngày, tiêm dưới da.