Rate this post

a) Cơ chế tác dụng

Chủ vận mạnh trên receptor , k.
– Tác dụng:
– Trên thần kinh trung ương:
+ Giảm đau: mạnh, sâu nội tạng, chọn lọc (không ảnh hưởng đến cảm giác khác, không mất ý thức)
+ An thần, gây ngủ: chỉ rõ ở người cao tuổi, khi dùng thấp hơn liều giảm đau. Ở trẻ em nếu dùng liều cao có thể gây co giật
+ Tâm thần: Sảng khoái, mơ màng, tưởng tượng, mất cảm giác đói khát, buồn phiền. Dùng lâu => gây nghiện
– Hô hấp:
+ Ức chế hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp ở hành não và làm giảm đáp ứng của W hô hấp với CO2

+ Co thắt cơ trơn phế quản (có thể do tăng giải phóng histamin – ở con đường dẫn truyền xuống chống đau)
+ Ức chế trung tâm ho (hành não), làm giảm phản xạ ho
– Tuần hoàn:
Liều cao -> chậm nhịp tim, giãn mạch, hạ HA (có thể do kích thích trung tâm phó giao cảm, ức chế trung tâm vận mạch ở hành não và tăng tiết Histamin)
– Tiêu hóa:
+ Giảm nhu động dạ dày, ruột
+ Giảm tiết dịch tiêu hóa
+ Co cơ vòng tiêu hóa, cơ thắt môn vị, hậu môn, cơ vòng Oddi
– Tiết niệu
Co cơ vòng bảng quang -> bí tiểu
– Khác:
+ Gây nôn do kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV
+ Hạ thân nhiệt do kích thích trung tâm tỏa nhiệt ở hành não
+ giảm chuyển hóa, giảm oxy hóa
+ co đồng tử.

b) Chỉ định

– Đau nặng hoặc không đáp ứng với thuốc giảm đau khác: sỏi thận ung thư, chấn thương, sản khoa,…
– Phù phổi cấp thể vừa và nhẹ
(Có thể bạn chưa biết: nhờ tác dụng: giảm lo lắng, giảm tiền gánh bằng giảm trương lực cơ tĩnh mạch, giảm hậu gánh bằng giảm áp lực ngoại biên)
– Tiền mê (nhờ tác dụng giảm đau, an thần)
– Ho ra máu (ức chế trung tâm ho, giảm phản xạ ho)

c) Tác dụng không mong muốn

– Buồn nôn, nôn do kt trung tâm gây nôn ở sàn não thất IV
– Táo bón do giảm nhu động ruột (Có thể bạn chưa biết: cơ chế táo bón = phân lưu trong trực tràng -> nước bị hấp thu  >> phân cứng + khối lượng tích trữ lớn -> mót rặn -> đau)
– Buồn ngủ: thường gặp ở người già
– Ức chế hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp ở hành não và làm giảm đáp ứng của W hô hấp với CO2
– Bí tiểu do co cơ vòng bàng quang
– Gây nghiện khi dùng lâu (tham khảo bài sau tăng thêm hiểu biết: cơ chế gây nghiện liên quan đến tế bào glia có tác dụng làm tăng chứng đau dây thần kinh
– Co đồng tử
– Tăng áp lực đường mật (do co cơ vòng oddi -> mật từ ống mật chủ ko thể đổ vào tá tràng -> tích trữ -> tăng áp lực).

Copy ghi nguồn: https://brabantpharma.com

Link bài viết: Tìm hiểu về Morphin

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here