Rate this post

Viêm não Nhật Bản  là bệnh nhiễm trùng thần kinh do 1 loại Arbovirus nhóm B gây nên, là loại viêm não nguyên phát với biểu hiện lâm sàng về thần kinh và tâm thần phong phú.

Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng nề.

1.Dịch tễ

-bệnh thường xuất hiện ở các tỉnh miền Bắc đặc biệt là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình…

-mầm bệnh: thuộc loại Arbovirus nhóm B, họ Togaviridae, nhóm Flavivirus

Virus kích thước nhỏ, sức chịu đựng kém ở nhiệt độ cao, bị tiêu diệt sau 10′ ở 60 độ C.

-ổ bệnh: Bệnh có ổ dịch khắp nơi trong thiên nhiên ở những loài động vật có vú và vác loài chim dưới dạng nhiễm khuẩn ẩn.

Người bệnh VNNB ít khả năng lây truyền sang người khác

-cơ thể cảm thụ và miễn dịch: trẻ em hay mắc hơn người lớn, thường là trẻ <15 tuổi, sau khi mắc bệnh để lại miễn dịch bền vững.

2.Triệu chứng lâm sàng

Ở trẻ em

-nung bệnh: 5-15 ngày

-khởi phát 1-2 ngày

Khởi phát đột ngột, bệnh nhân sốt cao 39-40 độ, nôn,nhức đầu, có co giật kiểu động kinh; rối loạn ý thức từ nhẹ đến nặng

Có thể ho, đau bụng, tiêu chảy

-toàn phát: 3-4 ngày

*triệu chứng thần kinh:

-trương lực cơ nói chung tăng,có cơn co vặn và hội chứng tháp

-rối loạn vận động: liệt nửa người hoặc tứ chi hay run

-xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh

-liệt dây thần kinh sọ III, VI. VII

-phản xạ gân xương tăng hoặc giảm

-có hội chứng màng não

*triệu chứng tâm thần: rối loạn ý thức như ngủ gà, bán mê hay hôn mê

*rối loạn thần kinh thực vật: sốt cao dao động, tăng tiết đờm dãi, vã mồ hôi, rối loạn nhịp thở…

*diễn biến bệnh:

-tử vong trong tuần đầu do suy hô hấp, trụy mạch

-di chứng về thần kinh và tâm thần

-khỏi: sau điều trị khỏi hoàn toàn nhưng phải theo dõi nhiều năm mới biết được di chứng của bệnh

Ở người lớn

-khởi phát: từ từ, 1 số khởi phát nhanh với cơn đột quỵ

Bệnh nhân có rối loạn tâm thần đa dạng, nhức đầu,mệt mỏi, ngáp thở dài…

Có trường hợp bắt đầu liệt, rối loạn vận động, liệt thần kinh sọ não

-toàn phát: rối loạn ý thức ngày càng nặng, xuất hiện hội chứng tháp (tăng động, cơn tăng trương lực cơ) 1 hay cả 2 bên

Đặc biệt biểu hiện ” mắt nhìn trừng trừng”

Biểu hiện nhi hóa: phản xạ nắm, mút, cơn nhai

Rối loạn thần kinh thực vật và có hội chứng màng não

3.Triệu chứng cận lâm sàng

-xét nghiệm có giá trị chẩn đoán:

+phân lập virus: trong giai đoạn đầu lấy máu, dịch não tủy phân lập virus có giá trị chẩn đoán xác định

+huyết thanh chẩn đoán: phản ứng ngưng kết hồng cầu, ELISA

-xét nghiệm có giá trị định hướng:

+xét nghiệm dịch não tủy

+chụp scanner sọ não

+điện não đồ

4.Điều trị

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là hồi sức cấp cứu, điều trị triệu chứng và phần nào phục hồi chức năng

-chống phù não: truyền manitol 20% tốc độ nhanh

Truyền tĩnh mạch glucose 20-30%

-trợ tim mạch, hô hấp:

Thở oxy, hút đờm dãi, mở khí quản khi cần

Thuốc trợ tim mạch: spactein…

-chống co giật: diazepam tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm

Phenolbacbital 2mg/kg/24 giờ tiêm bắp

-chống rối loạn thần kinh thực vật

-thăng bằng nước- điện giải

-thuốc tăng tuần hoàn não

-chống bội nhiễm và triệu chứng khác

-tăng cường dinh dưỡng và sớm tiến hành phục hồi chức năng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here