Rate this post

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nê, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương ở động vật có vú với biểu hiện lâm sàng điển hình là trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc liệt kiểu Landry.

Bệnh lây truyền từ động vật máu nóng qua người thông qua vết cắn, cào có dính chất tiết nhiễm virus. Khi phát bệnh tỷ lệ tử vong là 100%

Contents

1.Dịch tễ học

Bệnh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, gây bệnh lẻ tẻ, tản phát.

-mầm bệnh: virus dại thuộc họ Rhabdoviridae hình viên đạn  kích thước 80-100 awngtoron, có cấu tạo ARN

Virus có sức đề kháng yếu,dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, bất hoạt nhanh chóng bởi xà phòng, ete…

-nguồn bệnh: tất cả động vật máu nóng đều có thể là nguồn chứa virus dại. Dã thú hay mắc bệnh nhất là chó sói, cáo, dơi

Ở Việt nam nguồn bệnh chủ yếu là chó, mèo

-đường lây: qua da và niêm mạc là đường lây chính

Có thể lây qua đường hô hấp hoặc qua ghép giác mạc của người bị dại nhưng rất hiếm

-khối cảm thụ: tất cả động vật máu nóng đều có khả năng bị dại

2.Triệu chứng lâm sàng

thời kỳ nung bệnh

-tùy thuộc tình trạng, vị trí vết cắn, số lượng virus xâm nhập mà có thể kéo dài từ 10 ngày- 1 năm

-vết cắn gần thần kinh trung ương và nơi giàu mạng lưới thần kinh có thời kỳ ủ bệnh ngắn

thời kỳ khởi phát

Một số dấu hiệu có thể gặp: lo âu,bồn chồn, cảm giác ngứa, đau, thay đổi tính tình…

thời kỳ toàn phát

Có 2 thể bệnh: thể hung dữ và thể liệt

-thể hung dữ hoặc co cứng là thường gặp nhất, biểu hiện lâm sàng là tình trạng kích thích tâm thần vận động.

Thể hung dữ: bệnh nhân hung dữ, điên khùng, gây gổ, dập phá như bị tâm thần; đi vào hôn mê và tử vong nhanh

Thể co cứng: bệnh nhân co cứng, run rẩy, có thể co giật. có các cơn co thắt thanh khí quản rất đau, xuất hiện khi ó kích thích dù rất nhỏ như mùi vị, ánh sáng, luồng gió… làm bệnh nhân có biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng…

Toàn bộ hệ thần kinh bị kích thích nên tăng cảm giác giác quan: tăng tiết đờm dãi, mắt sáng, tai thính, kích thích tình dục, có thể có ảo giác

Rối loạn thần kinh thực vật: sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt…

Diễn biến: các triệu chứng trên xuất hiện từng cơn tăng dần; sau 3-5 ngày nặng lên và tử vong

-thể liệt: biểu hiện liệt hướng thượng kiểu Landry; đầu tiên khu trú 1 hay 2 chi dưới sau đó bí đái rồi đột ngột lan nhanh lên chi trên và ới hành tủy gây ngừng tim ngừng thở, tử vong sau 4-12 ngày

bệnh dại ở trẻ em

trẻ em thường gặp vết cắn ở mặt nên thời kỳ ủ bệnh ngắn.

Biểu hiện lâm sàng rất ít co thắt nên có thể không có dấu hiệu sợ nước, trẻ vãn bình tĩnh, chỉ thấy khó chịu, nôn ọe, bần thần, buồn bã, có thể 1 giai đoạn kích thích ngắn rồi li bì, trụy mạch và tử vong.

3.Điều trị dại lên cơn

-hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dại khi đã lên cơn mà chỉ điều trị triệu chứng

4.Điều trị dự phòng cho người bị súc vật nghi dại cắn

-xử trí vết thương: phải làm ngay sau khi bị súc vật cắn: dội vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy rau đó rửa bằng nước lọc và lau khô. Sát trùng vết thương bằng cồn iod hoặc ete…

có thể tiêm phòng uốn ván và cho kháng sinh tránh nhiễm trùng vết thương

-điều trị dự phòng bằng vaccin hoặc huyết thanh kháng dại

Copy ghi nguồn DuocDien.net