Rate this post

Contents

1. Chế độ thông thường

Dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh thông thường, không cần kiêng cữ gì đặc biệt.

Đối với các bệnh nhân này, chế độ ăn được thực hiện gàn giống người bình thường, tùy theo lứa tuổi, hoạt động thể lực… để xây dựng.

Người lớn có 2 mức năng lượng thường sử dụng: 2200-2400Kcal/ ngày hoặc 1800-1900 Kcal/ngày, trong đó protein cung cấp 12-15%, lipid từ 18-25% còn lại là glucid. Cần chú ý ăn bổ sung hoa quả và thực phẩm giàu chất xơ.

2. Chế độ ăn lỏng

*Chế độ ăn sữa:

Có thể pha sữa với nước cháo, cacao hoặc nước dun sôi.

Chế độ này áp dụng cho bệnh nhân về thận (viêm thận cấp…), suy tim giai đoạn nặng có kèm phù, loét dạ dày tá tràng có tăng HCl, trường hợp nhiễm trùng nặng.

*Chế độ ăn sữa phối hợp:

Kết hợp sữa với 1 vài loại thực phẩm khác như bột (bột gạo, mì, sắn, khoai…); kết hợp với trứng, bột, hoa quả giúp dễ tiêu hơn.

3. Chế độ ăn hoàn toàn lỏng

Chỉ định cho bệnh nhân suy nhược nặng, bán hôn mê, hẹp đường tiêu hóa, chế độ ăn chuyển tiếp từ ống thông…

Thức ăn trong chế độ này ở dạng hoàn toàn lỏng, có thể uống được mà không cần đặt ống thông nên cần nhuyễn, ít xơ, giầu đạm, năng lượng, vitamin và khoáng chất. Cho bệnh nhân ăn khoảng 6 bữa/ ngày với 2-3 loại thức ăn hỗn hợp để thay đổi khẩu vị cho bệnh nhân.

Một số hỗn hợp thường dùng:

-Hỗn hợp có sữa: sữa bột toàn phần 90g+ trứng gà 1 quả+ nước vừa đủ 500ml, có thể thêm chất tạo mùi thơm.

-Hỗn hợp có thịt, rau, khoai: thịt lợn nạc hoặc thịt bò 120g+ nước luộc thịt, rau 300g+ bột gạo 10g+ trứng gà 1 quả+ khoai tây 100g+ rau xanh 300g

4. Chế độ ăn hạn chế muối

Chỉ định cho bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, bệnh về thận hay xơ gan kèm cổ chướng và phù…

Trong điều trị thường sử dụng 2 chế độ:

-Hạn chế muối tương đối: đảm bảo NaCl từ 1.25-2.5 g/ ngày. Cấm nấu thức ăn bằng muối kể cả nước mắm, cà muối… mà chỉ được sử dụng thức ăn ít muối như thịt, cá, gạo, khoai…

-Hạn chế muối tuyệt đối: đảm bảo NaCl từ 0.5-1 g/ ngày.

Thức ăn cấm sử dụng gồm: thức ăn có sẵn nhiều muối như xúc xích, dăm bông, nội tạng…

Thức ăn được phép sử dụng: ngú cốc (gạo, kê,khoai, rau quả tươi…)

-Chế độ Kempner: là chế độ ăn tuyệt chẽ nhất chỉ gồm gạo, rau quả, đường mà không có thịt, cá, sữa bò.

5. Chế độ ăn tăng và giảm protein

*Chế độ ăn tăng protein

Chỉ định trong các bệnh xơ gan, viêm gan giai đoạn đỡ và hồi phục, hội chứng thận hư, thiếu máu và nhiễm khuẩn… đặc biệt chống chỉ định trong trường hợp ure huyết cao.

Đảm bảo khẩu phần có trên 1.5g protein/ kg cân nặng và Kcal do protein cung cấp phải lớn hơn 15% tổng số calo. Ưu tiên protein động vật.

*Chế độ ăn giảm protein

Chỉ định trong các trường hợp không tiêu háo được do rối loạn tiêu hóa, bệnh chuyển hóa cơ bản tăng quá mức, xơ cứng động mạch, ure huyết cao…

Chế độ ăn đảm bảo dưới 1g protein/ kg cân nặng.

-protein giảm ít: 0.8-0.9g protein/ kg, thức ăn gồm trứng, sữa, ngũ cốc, không dùng thịt cá

-protein giảm trung bình: 0.6-0.8g protein/ kg, thức ăn gồm ngũ cốc, rau khoai, ít trứng và không thịt cá

-proteni giảm nhiều: 0.4-0.5g/ kg, thức ăn gồm cơm-quả-đường

-bỏ hẳn protein: chỉ có dầu hoặc bơ, đường

6. Chế độ ăn hạn chế glucid

Chỉ áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường

Hạn chế tối đa glucid, đặc biệt là glucid tinh chế. Vẫn cần đảm bảo lượng glucid tối thiểu cho bệnh nhân, ăn tăng protid và glucid.

7. Chế độ ăn hạn chế lipid

Chỉ định cho bệnh nhân bệnh gan mật, cao huyết áp…

Chế độ ăn vẫn cần đảm bảo nhu cầu năng lượng nhưng hạn chế chất béo tối thiểu là 10%, tăng cường protein, rau quả…

8. Chế độ ăn hạn chế chất xơ

Chỉ định cho bệnh nhân viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, hậu môn nhân tạo, thương hàn…

chỉ định tương đối: tiêu chảy nhẹ không tổn thương niêm mạc ruột

Thức ăn nhiều xơ: rau,khoai, củ, táo, lê, đu đủ…

Thức ăn ít xơ: bơ, sữa, trứng…