Rate this post

Bệnh mày đay thường gặp ở nước ta, dưới mọi độ tuổi, mọi mùa và mọi điều kiện địa lí. Tỷ lệ bị mày đay chiếm khoảng 15-25% dân số bị mày đay và phù mạch trong cuộc sống của họ. Trong đó có tới 25% mắc bệnh mày đay mạn tính.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sẩn phù trên da đơn thuần hoặc kết hợp với triệu chứng ở nhiều cơ quan khác như đường tiêu hóa, đường hô hấp…có khi cấp tính ảnh hưởng đến hầu họng gây khó thở đe dọa tính mạng bệnh nhân.

1.Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh có căn nguyên rất đa dạng là các dị nguyên từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, bệnh xảy ra theo cơ chế dị ứng như sau:

-mày đay cấp tính phụ thuộc chất trung gian IgE: kháng nguyên kết hợp với kháng thể đặc trưng làm giải phóng các chất trung gian hóa học làm tăng tính thấm thành mạch…

-mày đay trung gian bổ thể: bổ thể được hoạt hóa bởi phức hợp miễn dịch gây sốc phản vệ

-mày đay mạn tính tự phát: histamin được coi là chất trung gian chủ yếu, ngoài ra còn có eicosanoid và neuropeptid có vai trò quan trọng trông việc gây ra tổn thương

2.Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng và toàn thân

-ngứa: ngứa nhiều và liên tục khi xuất hiện sẩn ngứa tại vùng tổn thương và lan ra xung quanh, khi bệnh nhân gãi lại làm xuất hiện thêm nhiều nốt sẩn mới

-sốt: tùy từng bệnh nhân, thể cấp tính thường có sốt còn thể mạn tính thì không

-đau bụng, khó tiêu,buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa

-tức ngực, ho hoặc khó thở…

Tổn thương cơ bản

-sẩn phù nổi cao trên mặt da, ranh giới rõ rệt, màu hồng, vùng trung tâm sẩn có thể trắng. Hình thể và kích thước đa dạng, sắp xếp riêng lẻ, xen kẽ hoặc từng mảng lớn.

-sẩn phù xuất hiện nhanh, mất đi nhanh sau 1 vài giờ đến hàng ngày rồi lại xuất hiện sẩn khác, sẩn mất đi không để lại dấu vết trên da, có thể có vết xước do bệnh nhân gãi.

-có thể kết hợp tổn thương phù mạch hoặc phù Quinke.

-vị trí tổn thương nằm ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, vùng tổ chức liên kết lỏng lẻo như mi mắt… thì phù to hơn.

3.Cận lâm sàng

Mô bệnh học

-phù trung bì hoặc tổ chức liên kết dưới da

-giãn nở tĩnh mạch nhưng không thấy tổn thương tĩnh mạch

-thoái hóa tế bào Mast

-có loại tế bào viêm quanh mạch máu, chiếm ưu thế là tế bào Lympho T đã được hoạt hóa

Xét nghiệm máu

Bạch cầu ái toan tăng nhất thời ở mày đay do thức ăn, do thuốc và ký sinh trùng; tăng cao ở hội chứng phù mạch mày đay.

4.Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng với tổn thương sẩn phù, xuất hiện nhanh, mất đi nhanh, không; để lại dấu vết gì trên da.

*cần chẩn đoán phân biệt với chứng da vẽ nổi và phù Quinke (cả 2 bệnh này đều không ngứa)

5.Điều trị

Điều trị mày đay gặp khó khăn do chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là mày đay mạn tính, do vậy việc tìm căn nguyên là rất quan trọng.

-thuốc ưu tiên cho mọi bệnh nhân là kháng Histamin H1 dùng 1 trong các loại sau:

Dimedrol 0.01g tiêm bắp 1-3 ống/ngày

Cloramphenicol 4mg uống 1-3v/ ngày

Loratadin viên 10mg, Cetirizin viên uống 10mg 1-2v/ngày

-corticoid chỉ nên sử dụng thời gian ngắn đặc biệt dùng cho trường hợp cấp tính hoặc không có nguyên nhân rõ.

-sử dụng các thuốc chưa trị triệu chứng nếu có

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here