Rate this post

Viêm da tiếp xúc là 1 thuật ngữ để chỉ 1 phản ứng viêm cấp hay mạn tính khi có 1 dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm 2 thể: viêm da tiếp xúc trực ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

Viêm da tiếp xúc chỉ chiếm 1-2% dân số.

Viêm da tiếp xúc trực ứng mọi người khi tiếp xúc đều dễ mẫn cảm; khởi phát nhanh sau khi tiếp xúc và các tổn thương xuất hiện ngay lần đầu tiên tiếp xúc tại nơi tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng thường mang tính dịch tễ vào tháng 5-10 như viêm da tiếp xúc do kiến 3 khoang, do bướm ngứa…

Contents

1.Nguyên nhân gây bệnh

-các chất hóa học kích thích da mạnh như hơi độc, phenol, axit, kiềm… thường gây viêm da tiếp xúc trực ứng

-các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng đa dạng hơn như:

Mỹ phẩm, dược phẩm, chất nhuộm màu, thuốc nhuộm tóc…

Phấn côn trùng như bướm ngứa, kiến 3 khoang…

Thực vật, đồ dùng, vật dụng cá nhân…

2.Đặc điểm lâm sàng

Viêm da tiếp xúc trực ứng

-sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có mụn nước xuất hiện; các tổn thương xuất hiện nhanh trong vài giờ sau tiếp xúc kèm đau và ngứa

-trường hợp mạn tính biểu hiện bằng vùng da khô có vết nứt và dễ nhiễm trùng thứ phát.

-nhiều người tiếp xúc cùng 1 căn  nguyên chung có thể bị bệnh

-ngừng tiếp xúc với căn nguyên thì bệnh nhanh giảm

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Thường biểu hiện bằng các tổn thương viêm da cấp tình hoặc bán cấp ở những vị trí mà di nguyên tiếp xúc trực tiếp với da và có những tổn thương nhẹ hơn ở xung quanh; đôi khi in hình vật tiếp xúc.

-biểu hiện cấp tính:

Tổn thương cơ bản là đám đỏ da nề, cộm có mụn nước, kích thước vài cm đến vài chục cm; ranh giới gọn, giữa có 1 vùng hơi lõm, thậm chí có mụn mủ hay hoại tử.

1 số trường hợp có phù nề 2 mí mắt hay tổn thương ban đỏ, phù nề nhẹ 1 số vùng da khác; tổn thương tiến triển 3-5 ngày rồi khô đóng vảy tiết và khô rụng dần để lại vùng da sẫm màu.

1 số bệnh nhân chỉ nổi đám da đỏ, lấm tấm mụn nước, tổn thương mất đi sau 3-5 ngày hoặc tổn thương đỏ da, mụn nước, loét trợt dịch và in hình vật tieps xúc.

Vị trí vùng da tương ứng nơi tiếp xúc dị nguyên

Triệu chứng cơ năng 100% có cảm giác nóng bỏng, đau rát và ngứa.

Toàn thân bệnh nhân biểu hiện ngấy sốt, khó chịu, mệt mỏi… nhưng cũng có thể không biểu hiện gì.

-mạn tính: tổn thương kéo dài hàng tháng, năm, gặp trong 1 số bệnh nghề nghiệp.

Tổn thương cơ bản là sẩn ngứa , mảng sẩn và bong vảy kéo dai.

3.Chẩn đoán xác định

-ngoài việc dựa vào tiền sử, bệnh sử, nghề nghiệp, thời gian và vị trí tiếp xúc cần: làm test áp bì để xác định nguyên nhân và chẩn đoán xác định được 2 thể: viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc trực ứng.

4.Điều trị

Điều trị tại chỗ

-cấp tính: đắp dung dịch Rivanol, Jarish

-bán cấp: bôi kem kẽm, kem kháng sinh-corticoid, hồ nước

-mạn tính: bôi kem corticoid

Nếu có nhiễm khuẩn dùng dung dịch màu, kem hoặc mỡ kháng sinh khi tổn thương khô.

Điều trị toàn thân

-thuốc kháng Histamin tổng hợp

-thuốc giải cảm ứng đặc hiệu

-corticoid liều trung bình

-kháng  sinh chống nhiễm trùng