Chảy máu là chứng này có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau, trong các tạng phủ của cơ thể.
Rate this post

Có rất nhiều nguyên nhân và cơ chế dẫn đến chảy máu, chứng này có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau, trong các tạng phủ của cơ thể. Để điều trị chảy máu, cần phối hợp các bài thuốc chữa về nguyên nhân, về cơ chế cùng với các thuốc cầm máu đơn thuần để cho hiệu quả tốt nhất.

Chảy máu là chứng này có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau, trong các tạng phủ của cơ thể.

1. Chữa chảy máu do ứ huyết gây thoát quản:

Gặp trong trường hợp sang chấn, đụng giập, trĩ, đại tiện ra máu, đái máu do sỏi tiết niệu, rong kinh rong huyết cơ năng…

  • Phương pháp chữa: khứ ứ chỉ huyết nhờ các thuốc hoạt huyết cầm máu, hoặc đôi khi là thuốc hành khí.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: tam lăng: 8g, nga truật: 8g, huyết dư: 8g, bồ hoàng sao: 8g, ngó sen sao: 8g, bách thảo xương: 6g.

Bài 2: sử dụng tam thất 4-8g một ngày (tam thất cần sao đen tán bột).

Bài 3: gồm: bạch thược, đương quy, xuyên khung, huyền hồ sách, bồ hoàng, ngẫu tiết, huyết dư, địa du. Mỗi vị 8g, đem sắc 1 thang/ngày.

2. Chữa chảy máu do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn nhiễm độc gây rối loạn thành mạch:

Sử dụng các thuốc thanh nhiệt chỉ huyết cùng với các thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh.

a. Do cơ địa dị ứng (huyết nhiệt):

Thường gặp ở người trẻ hay bị vô căn, chảy máu dưới da kiểu Sholain-henock …

  • Phương pháp chữa: lương huyết chỉ huyết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: cỏ nhọ nồi: 20g, sinh địa: 16g, trắc bá diệp: 16g, hòe hoa: 16g, huyền sâm: 12g, địa cốt bì: 12g.

b. Do nhiễm khuẩn (hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt, vị nhiệt):

Thường gặp ở người mắc bệnh lỵ trực tràng, lỵ amip, viêm đường tiết niệu.

  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt chỉ huyết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: kim ngân hoa: 20g, bồ công anh: 20g, cỏ nhọ nồi: 16g, liên kiều: 12g, trắc bá diệp: 12g, hòe hoa: 12g, chi tử sao: 10g.

Bài 2: gồm: hoàng bá: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, trắc bá diệp: 16g, tỳ giải: 16g, mộc thông: 16g, hòe hoa: 12g, hoàng cầm: 12g, liên kiều: 12g.

c. Do nhiễm khuẩn nhiễm độc (huyết nhiệt, âm hư, vị nhiệt):

Thường gặp ở người mắc bệnh truyền nhiễm, ho ra máu do lao, chảy máu chân răng.

  • Phương pháp chữa: lương huyết chỉ huyết, tư âm chỉ huyết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: dùng trong trường hợp ho ra máu do lao, gồm: sa sâm: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, trắc bá diệp: 16g, mạch môn: 12g, thạch hộc: 12g, a giao: 12g, huyền sâm: 12g.

Bài 2: dùng trong trường hợp chảy máu do mắc bệnh truyền nhiễm, gồm: sinh địa: 16g, huyền sâm: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, trắc bá diệp: 16g, đan sâm: 12g, chi tử: 12g, sừng trâu: 12g, đan bì: 8g, xích thược: 8g.

Cỏ nhọ nồi – một vị thuốc cầm máu không thể thiếu trong các bài thuốc đông y.

Bài 3: dùng trong trường hợp chảy máu chân răng, gồm: thạch cao: 20g, sinh địa: 16g, thiên môn: 16g, hoàng liên: 12g, thăng ma: 12g, ngọc trúc: 12g, huyền sâm: 12g, trắc bá diệp: 12g.

3. Chữa chảy máu kéo dài do các nguyên nhân (nhiếp huyết):

Gặp trong giảm tiểu cầu, thiểu năng tạo máu của tủy xương, nội tiết, huyết tán, xơ gan…

  • Phương pháp chữa: kiện tỳ nhiếp huyết.
  • Các bài thuốc: 

Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, ô tặc cốt: 16g, hoàng kỳ: 12g, bạch truật: 12g, địa du: 12g, ngải cứu: 12g, trắc bá diệp: 12g, đương quy: 8g, cam thảo: 6g.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here