Rate this post

Vỡ tử cung là một tai biến trong sản khoa nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời gây tử vong cho mẹ và thai . Có 2 dạng vỡ tử cung là vỡ tử cung trong thai kì và vỡ tử cung khi chuyển dạ trong đó vỡ tử cung trong chuyển dạ hay gặp hơn.

Contents

I. Vỡ tử cung trong thai kì

1. Nguyên nhân

Xảy ra ở các thai phụ có sẹo mổ cũ tử cung do :

  • Mổ lấy thai ở thân tử cung
  • Tử cung đã bị vỡ và khâu lại
  • Mổ lấy thai 2 lần trở lên
  • Mổ cắt góc tử cung trong điều trị chửa ngoài tử cung vị trí góc sừng
  • Mổ lấy thai bị nhiễm khuẩn ở vết mổ hoặc tử cung
  • Phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung
  • Khâu lỗ thủng tử cung sau nạo phá thai
  • Tai nạn , sang chấn trực tiếp

2. Triệu chứng

Xảy ra ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kì nhưng không có dấu hiệu dọa vỡ tử cung

– Triệu chứng có năng

  • Đau đột ngột ở tử cung thường ở vị trí vết mổ cũ
  • Ra máu âm đạo
  • Có thể có biểu hiện shock đỡ đầu : đã tái nhợt , nhịp thở nhanh , nông , vẻ mặt hốt hoảng lo lắng , tay chân lạnh , vã mồ hôi , mạch nhanh nhỏ khó bắt , huyết áp tỵt

– Triệu chứng thực thể

  • Đau lan ra toàn ổ bụng và có khi có cảm ứng phúc mạc rõ
  • Tử cung không còn hình dạng ban đầu có thể thấy các phần của thai nhi nằm ngay dưới thành bụng , trường hợp vỡ tử cung không hoàn toàn có thể vẫn swof thấy tử cung tuy nhiên có điểm đau chói ở vị trí sẹo mổ cũ
  • Tim thai không còn nghe được
  • Gõ bụng đục toàn bộ
  • Khám âm đạo ngôi thai không sờ thấy , có máu chảy ra theo găng

– Cận lâm sàng

  • Siêu âm nếu vỡ tử cung hoàn toàn thấy thai nhi trong ổ bụng và không có tim thai
  • Xét nghiệm : công thức máu thấy giảm số lượng hồng cầu , Hb , hematocrit, giảm nhiều khi mất máu nặng

II. Vỡ tử cung trong chuyển dạ

Chia làm hai nhóm : vỡ tử cung không do can thiệp thủ thuật và do can thiệp thủ thuật

1. Nguyên nhân

– Do mẹ

  • Đẻ khó do khung chậu : hẹp tuyệt đối hoặc hẹp eo dưới , eo giữa , khung chậu méo
  • Sẹo mổ cũ ở tử cung
  • Đẻ nhiều lần hoặc sinh đa thai nên cơ tử cung nhão , mỏng , dễ vỡ
  • Nhiều lần nạo phá thai
  • Đẻ khó do các khối u tiền đạo : u xơ tử cung , khối u buồng trứng hoặc các khối u khác trong tiểu khung

– Do thai

  • Thai to toàn bộ hoặc 1 phần ( não úng thủy ) gây bất tương xứng giữa thai với khung chậu người mẹ
  • Do thế hoặc kiểu thế bất thường
  • Đa thai : các thai vướng vào nhau hoặc dị dạng

– Nguyên nhân do can thiệp thủ thuật

  •  Các thủ thuật không đúng chỉ định , không đúng kĩ thuật , chưa đủ điều kiện
  • Sử dụng thuốc tăng co không chính xác : không đúng chỉ định , liều lượng và theo dõi không cẩn thận

2. Triệu chứng

a. Dọa vỡ tử cung : đây là dấu hiệu quý nếu phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ hạn chế vỡ tử cung , ở những người có sẹo mổ cũ thường không có dấu hiệu dọa vỡ

– Cơ năng : thai phụ đau nhiều và quằn quại do cơn co mạnh và dày

– Thực thể :

  • Nhìn tử cung như chia làm 2 khối thắt ở giữa như hình quả bầu nậm
  • Con co tư rcung mạnh và dồn dập
  • Sờ nắn : hai dây chằng tròn bị căng giãn như 2 sợi dây đàn , đoạn dưới giãn mỏng , cùng với chỗ thắt tạo thành dấu hiệu Bandl-Frommmel
  • Tim thai có thể nhanh , chậm hoặc không đều
  • Khám âm đạo có thể thấy các nguyên nhân gây cản trở chuyển dạ như đã nói ở trreen

b. Vỡ tử cung

-Cơ năng:những sản phụ đã có dấu hiệu dọa vỡ từ trước nay đột ngột đau chói , đau nhiều ở chỗ vỡ sau đó dịu đi

+ Chảy máu âm đạo có thể nhiều hoặc ít tùy theo mức độ vỡ và có tổn thương mạch máu kèm theo không

– Thực thể

  • Nếu mất máu nhiều có thể bị choáng như đã nói ở trên
  • Nhìn không còn hình dạng bình thường của tử cung
  • Nếu thai còn nằm trong tử cung thì tử cung vẫn còn hình dạng cũ nhưng sờ vào chỗ vỡ thấy đau chói , có phản ứng thành bụng , thai bị đẩy vào ổ bụng sẽ sờ thấy các phần thai nằm ngay dưới thành bụng
  • Tim thai có thể mất hoặc biểu hiện suy thai nếu chỉ có nứt sẹo mổ cũ đoạn dưới
  • Khám âm đạo : có máu theo tay , ngôi thai cao , đẩy lên dễ dàng

III. Dự phòng vỡ tử cung

– Trong thai kì : khám thai thường xuyên , phát hiện sớm các nguy cơ đẻ khó . Các thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung cần được nhập viện để theo dõi và điều trị kịp thời

– Trong chuyển dạ

  • Khám phát hiện sớm các nguyên nhân gây đẻ khó
  • Sử dụng biểu đồ chuyển dạ để phát hiện và xử trí kịp thời
  • Sử dụng các thuốc tăng co phải đúng chỉ định , liều lượng và theo dõi chặt chẽ
  • Các thủ thuật phải đúng chỉ định và kĩ thuật , kiểm tra lại sự toàn vẹn của ống đẻ sau cùng
  • Cấm đẩy bụng trong thời kì rặn sổ thai