Theo y học cổ truyền, ỉa chảy là triệu chứng do nhiều nguyên nhân bệnh dẫn tới, thuộc phạm vi chứng tiết tả.
Rate this post

Theo y học cổ truyền, ỉa chảy là triệu chứng do nhiều nguyên nhân bệnh dẫn tới, thuộc phạm vi chứng tiết tả.

Gồm 2 thể ỉa chảy: cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân dẫn tới ỉa chảy cấp tính là do lạnh hay còn gọi là hàn thấp, do nhiễm trùng (thấp nhiệt), do ăn uống (thực tích). Nguyên nhân dẫn đến ỉa chảy mạn tính là do rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, do loạn khuẩn, viêm đại tràng mạn tính (do amip, loét, thần kinh quá mẫn, lao ruột), nói theo đông y thì nguyên nhân dẫn tới bệnh là do công năng của tỳ vị bị giảm sút, không vận hóa được thủy cốc, do can tỳ bất hòa…

 

Theo y học cổ truyền, ỉa chảy là triệu chứng do nhiều nguyên nhân bệnh dẫn tới, thuộc phạm vi chứng tiết tả.

Dưới đây là các bài thuốc điều trị ỉa chảy, cần phân biệt và chẩn đoán chính xác thể bệnh để điều trị đạt hiệu quả.

 

Contents

Ỉa chảy cấp tính:

a. Do hàn thấp:

Hay gặp bệnh bởi nguyên nhân nhiễm lạnh, lên men hơi…

Triệu chứng: đau đầu, đau mình, đau bụng, ỉa chảy, sợ lạnh sợ gió, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng dày, mạch nhu hoãn, phù hoãn.

Phương pháp chữa: giải biểu tán hàn, phương hương hóa trọc.

Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: biển đậu: 12g; rau má sao vàng: 10g; sa nhân: 8g; hoắc hương: 8g; hương phụ: 8g; hạt mã đề: 8g; gừng: 2g. Đem sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 2: gồm: hoắc hương: 12g, vỏ vối: 10g, sa nhân: 8g, vỏ rụt: 8g, trần bì: 8g, hương phụ: 8g, hạt vải: 8g. Đem tán thành bột rồi làm viên hoàn, hoặc đem sắc, uống 10g/ngày.

Bài 3: gồm: hoắc hương: 40g, hậu phác: 12g, đại phúc bì: 12g, tô điệp: 10g, bạch truật: 10g, cát cánh: 10g, bạch chỉ: 10g, phục linh: 8g, trần bì: 6g, bán hạ chế: 6g, cam thảo: 6g, gừng: 4g, đại táo: 4 quả. Đem tán bột uống mỗi ngày 16-20g. Hoặc dùng thuốc sắc với liều lượng thích hợp ngày 1 thang.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt thiên khu, trung quản, hợp cốc, túc tam lý.

b. Do thấp nhiệt:

Hay gặp trong ỉa chảy do nhiễm trùng salmonella, staphylo…

Triệu chứng: Nôn, đau bụng, ỉa chảy nhiều lần, phân vàng có hạt, mùi thối, nóng đỏ, rát hậu môn, tiểu tiện ít, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc.

Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Bột đỗ ván trắng” gồm: bạch biển đậu: 20g, san nhân: 12g, thảo quả: 12g, ô mai: 12g, sắn dây: 12g, cam thảo: 6g. Đem tán bột làm thành viên hoàn, uống mỗi ngày 20g với nước chè đặc.

Bài 2: bài “Cầm ỉa chảy” gồm: sắn dây: 12g, ngân hoa: 12g, rau má sao: 12g, hậu phác: 12g, mã đề: 10g, cam thảo dây: 10g, hoàng liên: 10g. Sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 3: bài “Cát cánh cầm liên thang gia giảm” gồm: nhân trần: 20g, kim ngân hoa: 16g, cát căn: 12g, hoàng cầm: 12g, mộc thông: 12g, hoàng liên: 8g, cam thảo: 6g, hoắc hương: 6g.

 

Bài thuốc “Cát cánh cầm liên thang gia giảm”

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt trên thêm huyệt nội đình, âm lăng tuyền.

c. Do ăn uống:

Gặp trong trường hợp ăn quá nhiều thịt, mỡ, sữa…

Triệu chứng: đau bụng nhiều, trướng bụng, ợ hơi, đại tiện xong đỡ đau, phân thối, mạch huyền sác hoặc trầm huyền.

Phương pháp chữa: tiêu thực đạo trệ.

Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: vỏ rụt: 12g, thần khúc: 8g, thảo quả: 8g, lá ổi: 8g, hoắc hương: 8g, can khương: 6g. Đem tán thành bột làm viên hoàn uống 8-10g/ngày.

Bài 2: bài “Chỉ thực tiêu đạo hoàn” gồm: bạch truật: 12g, chỉ thực: 8g, hoàng liên: 8g, trạch tả: 8g, thần khúc: 8g, hoàng cầm: 8g, phục linh: 6g, đại hoàng: 6g. Đem tán thành bột làm viên hoàn uống 20g/ngày.

Bài 3: bài “Bảo hòa hoàn” gồm: sơn tra: 12g, bán hạ: 12g, phục linh: 12g, thần khúc: 8g, trần bì: 4g, liên kiều: 4g, hạt củ cải: 4g. Sắc uống 1 thang/ngày hoặc tán thành bột uống 20g/ngày.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt thiên khu, trung quản, túc tam lý, tam âm giao, thái bạch…

(còn tiếp…)