viêm phế quản
1/5 - (1 bình chọn)

Viêm phế quản cấp (VPQC) là tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản lớn và trung bình , có khi viêm cả khí quản và phế quản , viêm lan tới cả phế quản tận và phế nang . Bệnh hay gặp ở người già và trẻ em vào mùa lạnh , đầu mùa xuân . Đây là một bệnh lành tính khi khỏi không để lại di chứng gì.

I. Nguyên nhân

1. Do nhiễm khuẩn

– Vi khuẩn : phế cầu , tụ cầu , liên cầu…

– Virus : RSV , hemophylus influenza

2. Do các bệnh truyền nhiễm : cúm , sởi , ho gà , sốt phát ban , tinh hồng nhiệt , thương hàn

3. Hít phải hơi độc : clo , amoniac , acid , dung môi công nghiệp , khói thuốc lá , chất độc do chiến tranh

4. Các yếu tố gây dị ứng

– VPQC ở người hen

– VPQC ở trẻ em giống như cơn hen phế quản

– Mề đay

– Phù Quink

5. Điều kiện thuận lợi

– Thay đổi thời tiết , nhiễm lạnh đột ngột

– Còi xương , suy dinh dưỡng , suy giảm miễn dịch

Suy tim

– Ở người cao tuổi VPQC là biểu hiện của lao phổi hay ung thư phổi

– Môi trường sống ẩm thấp , nhiều khói bụi

II. Triệu chứng

Bệnh bắt đầu bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp trên : sổ mũi , hắt hơi , rát họng , ho khan . Khi viêm lan xuống đường hô hấp dưới là giai đoạn toàn phát thể hiện bằng 2 giai đoạn :

  1. Giai đoạn khô

  • Cảm giác rát bỏng sau xương ức , tăng lên khi ho , ho khan có khi ho ông ổng từng cơn , khàn tiếng
  • Sốt : sốt vừa hoặc sốt cao 39ºC , nhức đầu , đau mình mẩy , mệt mỏi , chán ăn
  • Khám phổi có tiếng ran ẩm , ran rít
  • Giai đoạn này kéo dài 3-4 ngày

2. Giai đoạn ướt

  • cảm giác đau rát sau xương ức giảm dần rồi hết hẳn , khó thở nhẹ , ho khạc đờm nhày , vàng mủ.
  • Khám phổi thấy ran ẩm , ran rít , ran ngáy gõ không có vùng đục
  • Giai đoạn này kéo dài 4-5 ngày , khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày
  • Có thể ho khan kéo dài đến vài tuần
  • Đôi khi giai đoạn này bắt đầu rầm rộ : sốt cao , ho nhiều có khi ho ra máu . Ở người già nghiện thuốc lào , thuốc lá cần chú ý tới ung thư phế quản ngay cả khi X-Quang không có biểu hiện rõ.

3. Cận lâm sàng

– X-quang thường thấy rốn phổi đậm

– Bạch cầu tăng cao chủ yếu là bạch cầu trung tính trong trường hợp nhiễm khuẩn

– CRP tăng

– Cấy đờm có thể thấy vi khuẩn nhưng ít có giá trị chẩn đoán

– Chọc hút lấy dịch phế quản để nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm, kháng sinh đồ

III. Điều trị

1. Thể nhẹ

  • Nghỉ ngơi tránh làm việc quá sức
  • Bồi phụ nước , điện giải
  • Hạ sốt , thuốc kháng histamin
  • Thuốc long đờm
  • Chưa cần sử dụng kháng sinh

2. Thể nặng

  • Kháng sinh : Doxyciclin , Erythromycin 1-1,5g/ngày trong vòng 10 ngày
  • Kháng Histamin : Histalong 10mg
  • Long đờm : Natri Benzoat , Mucitux ,
  • Nếu khó thở : xịt họng bằng Salbutamol
  • Các thuốc điều trị triệu chứng khác

IV. Phòng bệnh

  • Loại bỏ các yếu tố kích thích : khói thuốc , khói bụi , ô nhiễm môi trường
  • Tăng cường bảo vệ cơ thể , giữ ấm vào mùa lạnh
  • tập luyện thể thao , ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe
  • Phòng bệnh đặc hiệu bằng cách tiêm vaccin chống vi khuẩn , virus
  • Dùng kháng sinh tăng đợt ở những bệnh nhân viêm mạn tính đường hô hấp

V. Tiên lượng

  • Phần lớn khỏi hoàn toàn không để lại di chứng
  • Một số trường hợp tái phát trở lại
  • Trẻ em có thể có biến chứng viêm phổi
  • Khởi phát cơn hen phế quản đặc biệt là hen phế quản nội sinh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here