Cao huyết áp là một bệnh chứng rất hay gặp trong cuộc sống, và hay thấy nhiều nhất là ở người cao tuổi
Rate this post

Cao huyết áp là một bệnh chứng rất hay gặp trong cuộc sống, và hay thấy nhiều nhất là ở người cao tuổi. Đây là chứng bệnh thuộc phạm vi các chứng huyền vững, đầu thống, can dương… theo y học cổ truyền.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới cao huyết áp như xơ cứng động mạch, bệnh về thận, tiền mãn kinh…

Trong đông y có rất nhiều bài thuốc hay để điều trị bệnh cao huyết áp, dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc tiêu biểu được áp dụng trong chữa trị.

Cao huyết áp là một bệnh chứng rất hay gặp trong cuộc sống, và hay thấy nhiều nhất là ở người cao tuổi

Contents

1. Chữa cao huyết áp do các nguyên nhân
bệnh gây ra:

  • Phương pháp chữa: bình cam tiềm dương, an thần để hạ hưng phấn; hoạt huyết để giãn mạch; lợi niệu.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: tang ký sinh: 16g, chi tử: 12g, ý dĩ: 12g, câu đằng: 12g, ngưu tất: 12g, sa tiền: 12g, trạch tả: 8g, xuyên khung: 8g.

Bài 2: gồm: câu đằng: 12g, sài hồ: 12g, hoàng cầm: 12g, mộc thông: 12g, thiên ma: 8g, chi tử: 8g, xuyên khung: 8g, bạch thược: 8g, đương quy: 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tại các huyệt chung như thái xung, túc lâm khấp, huyết hải, thái khê. Trong trường hợp có nhức đầu thì châm thêm huyệt phong trì, bách hội; trường hợp có chóng mặt thì châm thêm huyệt nội quan, thần môn. Hoặc có thể sử dụng nhĩ châm để châm tại các điểm hạ áp.

2. Chữa cao huyết áp theo phân loại của y học cổ truyền:

Cao huyết áp là bệnh thuộc tạng can, tạng tỳ, tạng thận. Do các tạng này bị mất điều hoà các chức năng mà tạng phụ trách nên dẫn tới bệnh. Ngoài ra còn do các yếu tố bên ngoài như đàm thấp hay gặp ở người có thể trạng béo phì và có cholesterol trong máu cao.

Trong đông y, cao huyết áp được chia thành 4 thể, và moiix thể có các bài thuốc chữa khác nhau, cần phân biệt các thể để có được bài thuốc điều trị tốt nhất.

a. Thể âm hư dương xung:

Thể này rất hay gặp ở người trẻ tuổi bị cao huyết áp hay ngươfi bị rối loạn tiền mãn kinh… Các triệu chứng biểu hiện thiên về hưng phấn và ức chế giảm. Trong trường hợp thiên về ức chế giảm biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng sẽ thiên về âm hư, con trường hợp thiên về hưng phấn thì biểu hiện lại thiên về dương xung hay còn gọi là can hoả thịnh.

  • Triệu chứng: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, hay cáu gắt, họng khô, miệng đắng, ngủ ít, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác. Khi bệnh thiên về âm hư thì có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, khó ngủ, hay quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, luõi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác. Trường hợp thiên về dương xung thì có biểu hiện đau đầu dữ dội, mắt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác có lực.
  • Phương pháp chữa: tư âm tiềm dương. Nếu thiên về âm hư thì nặng về tư dưỡng can thận âm, nếu thiên về dương xung thic bình can tiết dương thanh can tả hoả.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: lá bạc hà: 100g, cỏ nhọ nồi: 10g, cỏ xước: 10g, măng vòi: 9 cái, nước vo gạo: 300ml, tất cả đem rửa sạch giã nát, cho vào nước vo gạo lọc lấy 100ml uống. Uống liên tục trong 3 ngày.

Bài 2: gồm: tang ký sinh: 20g, hoa hoè: 20g, lá tre: 20g, cỏ gianh: 20g, rau má, 30g, hạt muồng: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, ngưu tất: 12g, hạ khô thảo: 10g, tâm sen: 8g. Sắc uống 1 thang/ngày.

Các bài thuốc cổ truyền chữa bệnh cao huyết áp

Bài 3: bài “Thiên ma câu đằng ẩm” gồm: thiên ma: 6g, chi tử: 8g, câu đằng: 12g, phục linh: 12g, đỗ trọng: 12g, ngưu tất: 12g, hoàng cầm: 12g, tang ký sinh: 16g, ích mẫu: 16g, dạ giao đằng: 16g, thạch quyết minh: 20g. Trường hợp đau đầu nhiều thì thêm cúc hoa: 12g, mạn kinh tử: 12g; trường hợp ngủ ít thì thêm toan táo nhân: 8g, bá tử nhân: 8g.

(còn tiếp…)