Rate this post

Bệnh lậu là bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục do song cầu khuẩn lậu gây nên. Đây là bệnh lan truyền qua đường tình dục thường gặp, ngày càng gia tăng ở cộng đồng dân cư.

Bệnh lây truyền do quan hệ, tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Ở nam giới, bệnh khó mắc và mang tính chất cấp tính hơn so với nữ giới, điều trị nhanh khỏi. Nữ giới bệnh thường mạn tính, khó điều trị nên nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Contents

1.Nguyên nhân

Bệnh do song cầu hình hạt cà phê đứng sắp xếp thành từng cặp Neisseria gonorrhoeae gây ra. Chúng là những vi khuẩn Gram âm. Trong trường hợp bệnh cấp tình, song cầu nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, trong trường hợp lậu mạn co thể thấy cả trong và ngoài tế bào.

Vi khuẩn sinh sản nhanh song sức đề kháng kém, dễ chết ở môi trường khô, nhiệt độ 56 độ C, thuốc sát trùng và xà phòng.

2.Lây truyền

-chủ yếu lây qua con đường quan hệ tình dục trực tiếp; đặc biệt trẻ đẻ thường qua đường sinh dục của người mẹ có nguy cơ bị lậu ở mắt cao.

-lây truyền gián tiếp ít gặp: dùng chung khăn tắm, bệ xí dính vi khuẩn…

3.Triệu chứng lâm sàng

Ở nam giới

-lậu cấp:

Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể tới 2 tuần.

Bệnh nhân đái mủ: lúc đầu chảy nhầy ỏ miệng sáo, sau đó đái ra mủ màu vàng sẫm

Đái buốt: khi đi tiểu có cảm giác đau như kim châm làm bệnh nhân sợ đi tiểu

Đái dắt: đi nhiều lần trong ngày với số lượng ít, thường do viêm niệu đạo sau hoặc viêm cổ bàng quang

Khám thấy quy đầu viêm, miệng sáo đỏ và có mủ, vuốt dọc từ gốc dương vật ra sẽ thấy mủ chảy ra.

-lậu mạn tính:

Lậu cấp chuyển sang lậu mạn từ tuần thứ 3 trở đi

Triệu chứng lâm sàng của bệnh mạn tính thường rất ít: ra mủ ở miệng sáo chỉ vài giọt vào buổi sáng, đái buốt không rõ ràng; khi khám thấy miệng sáo hơi đỏ, vuốt dọc gốc dương vật có thể thấy dịch nhầy hoặc mủ

Ở nữ giới

-lậu cấp: ít gặp

Thời gian ủ bệnh trung bình 2-3 ngày

Niệu đạo đau nhức nhối, bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng, đái dắt do niệu đạo nữ ngắn nên thường kèm theo viêm bàng quang, có thể có đái máu cuối bãi. Bệnh nhân có ra mủ ở âm hộ, âm đạo

Khám thấy lỗ niệu đạo sưng đỏ, cổ tử cung đỏ, ứ máu, có mủ vàng thẫm ở âm hộ, âm đạo và cổ tử cung; lau mủ thấy cổ tử cung có nang Naboth

-lậu mạn tính: thường gặp

75% không có triệu chứng rõ rệt, thường diễn biến mạn tính ngay từ đầu

Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, có thể đái buốt, chủ yếu ra khí hư vàng sẫm, đau tức bụng dưới lan ra xương cụt

Khám thấy ít mủ ở niệu đạo, ấn phía trên vùng mu thấy có mủ hoặc khí hư đục chảy ra ở niệu đạo. Tuyến Bartholi có thể to, đau, hậu môn có thể có mủ

4.Biến chứng

-ở nam: hẹp niệu đạo, viêm tuyến Littre, viêm tuyến tiền liệt và túi tinh, viêm tinh hoàn

-ở nữ: viêm, áp xe túi mủ ở các tuyến Skenes, Bartholin; viêm tử cung, viêm phần phụ, viêm buồng trứng, chửa ngoài dạ con

5.Điều trị

Điều trị lậu không biến chứng:

-Spectinomycin 2g đối với nam và 4g với nữ, tiêm bắp liều duy nhất

-Ceftriaxon 250mg tiêm bắp liều duy nhất

-Cefixime 400mg uống 1 liều duy nhất