Bệnh viêm phổi xảy ra do tạng phế và vệ khí trong cơ thể bị suy yếu
Rate this post

Trong y học cổ truyền, bệnh viêm phổi xảy ra do tạng phế và vệ khí trong cơ thể bị suy yếu, phong nhiệt xâm nhập vào phế, nhiệt làm phế khí uất trệ, tân dịch ngưng lại tạo thành đàm.

Bệnh viêm phổi xảy ra do tạng phế và vệ khí trong cơ thể bị suy yếu

Trong tây y, viêm phổi là một bệnh cần cứu chữa kịp thời để phòng tránh các biến chứng do viêm phổi gây nên.

Contents

1. Giai đoạn khởi phát:

Giai đoạn này xảy ra trong 1 đến 2 ngày đầu, đây là giai đoạn tà khí xâm nhập vào phế và vệ khí.

  • Triệu chứng: sợ lạnh, sốt, không vã mồ hôi, đau đầu, miệng khát, thở gấp, đờm ít, đau ngực, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác.
  • Phương pháp chữa: tân lương giải biểu, chỉ khái.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: kim ngân: 20g, sài đất: 20g, bồ công anh: 20g, tang bạch bì: 20g, kinh giới: 16g, cỏ màn chầu: 16g, hạnh nhân: 8g, trúc nhự: 8g.

Bài 2: bài “Ngân kiều tan gia giảm” gồm: kim ngân: 16g, liên kiều: 16g, ngưu bàng tử: 12g, đậu xị: 12g, bạc hà: 12g, cát cánh: 8g, tiền hồ: 8g, bối mẫu: 6g. Trong trường hợp sợ lạnh và sốt thì thêm kinh giới, đau ngực thì thêm bạch thược: 8g, uất kim: 8g, qua lâu: 12g, nếu sốt cao thì thêm hoàng cầm: 12g, chi tử: 12g.

2. Giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng:

Do nhiệt uất phế khí.

  • Triệu chứng: mặt đỏ, sốt cao, không ra mồ hôi, khát nước, ho, ho ra đờm vàng hoặc dính máu, khó thở, có dấu hiệu cánh mũi phập phồng, đau ngực tăng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác.
  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt tuyên phế.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: thạch cao: 20g, cỏ màn chầu: 20g, bồ công anh: 16g, sài đất: 16g, hoàng liên: 16g, hoàng bá: 16g, kim ngân hoa: 16g, trúc nhự: 8g, bối mẫu: 6g, cam thảo: 6g, tang bạch bì: 2g, hạnh nhân: 2g. Trong trường hợp sốt cao thì thêm rễ sậy: 20g, lá tre: 16g, chi tử: 12g.

Bài 2: bài “Ma hạch thạch cam thang gia giảm” gồm: thạch cao: 40g, kim ngân: 20g, ngư tinh thảo: 20g, lô căn: 20g, liên kiều: 16g, hạnh nhân: 12g, hoàng liên: 12g, hoàng cầm: 12g, ma hoàng: 8g, cam thảo 6g. Trường hợp suyễn, đờm nhiều thì thêm đích lịch tử: 12g, tang bạch bì: 12g, trường hợp ho ra máu thêm bạch mao căn: 12g, táo bón thì bỏ ma hoàng thêm qua lâu: 12g, ra mồ hôi nhiều thì bỏ ma hoàng thêm sa sâm: 20g, tri mẫu: 12g, thiên hoa phấn: 12g.

3. Giai đoạn toàn phát có rối loạn nước và điện giải, nhiễm độc thần kinh:

  • Triệu chứng: sốt cao liên tục, khát nhiều, vật vã kích thích, nói nhảm, hoặc mê sảng, khó thở, thở nhanh, khò khè, ho ra đờm lẫn máu, co giật chi, môi khô, chất lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: thanh doanh tiết nhiệt khai khiếu.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: sinh địa: 20g, huyền sâm: 20g, kim ngân hoa: 20g, địa cốt bỉ: 16g, mạch môn: 16g, hoàng liên: 12g, sa sâm: 6g, thạch xương bồ: 6g.

Bài 2: bài “Thanh doanh thang gia giảm” gồm: sinh địa: 20g, huyền sâm: 20g, mạch môn: 20g, kim ngân: 16g, đan bì: 12g, liên kiều: 12g, uất kim: 12g, hoàng liên: 6g, thạch xương bồ: 6g. Trong trường hợp co giật chi thì thêm câu đằng: 20g, thạch quyết minh: 40g, địa long: 8g, trường hợp thở nhanh có nhiều đờm thì thêm bối mẫu: 8g. Đặc biệt chú ý khi nhiễm độc thần kinh, truỵ mạch phải cấp cứu ngay bằng y học hiện đại.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tại các huyệt: phế du, xích trạch, thiếu dương, ngày 2 lần. Hoặc dùng nhĩ châm các huyệt phế, phế quản, giao cảm, thần môn, bình suyễn.