chửa ngào tử cung
Rate this post

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Cơ thể trẻ phát triển rất nhanh đặc biệt là trong năm đầu đời. Chỉ trong 1 năm đầu tiên, cân nặng trẻ tăng gấp 3 lần và chiều dài tăng gấp rưỡi khi mới sinh. Tất cả những vật liệu giúp bé lớn lên đều chắt lọc từ sữa mẹ và thức ăn. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cần đặc biệt quan tâm.

Contents

1.Nhu cầu dinh dưỡng:

Trung bình để tăng được 1g thể trọng, trẻ cần 8kcal. Nhu cầu năng lượng của trẻ tính theo cân nặng cao hơn người lớn do:

  • Chuyển hóa cơ bản cao
  • Trẻ cần lớn lên và phát triển
  • Tác dụng đặc hiệu của thức ăn cao hơn vì khẩu phần giàu đạm hơn

Nhu cầu khuyến nghi cho trẻ theo WHO 1998:

  • trẻ 0-2 tháng tuổi: 404kcal/ngày
  • trẻ 3-5 tháng tuổi: 550kcal/ngày
  • trẻ 6-8 tháng tuổi: 682kcal/ngày
  • trẻ 9-11 tháng tuổi: 830 kcal/ngày

2.Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Bú mẹ hoàn toàn rất quan trọng, đặc biệt trong những tuần đầu sau đẻ. Sữa mẹ luôn đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu. Trẻ được khuyến cáo nên ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, ăn ít nhất 12 tháng và nên ăn trong 18-24 tháng. Bình thường, lượng sưa được tiết ra trung bình từ 600-750ml. Sữa mẹ có 1 số đặc điểm:

  • Năng lượng:600-700 kcal
  • Protein: sữa mẹ là sữa albumin rất dễ hấp thu. 25% sữa mẹ được hấp thu ngay tại dạ dày
  • Lipid: 50% lipid là axit béo không no dễ hấp thu.
  • Glucid: chủ yếu là Beta-lactoza dễ tiêu hóa. Đồng thời là môi trường tốt cho vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển.

3.Cho trẻ ăn bổ sung:

Từ tháng thứ 7 trở đi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy phải tổ chức cho trẻ sung bổ sung hợp lí để trẻ có đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cơ thể hoàn thiện. Theo nghiên cứu về sữa mẹ cho thấy: sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ dù ở nước giàu hay nghèo. Do đó, thức ăn bổ sung hợp lí là tối cần thiết để cung cấp năng lượng cho lứa tuổi này.

Hiện nay, nhiều bà mẹ cho con ăn bổ sung quá sớm từ tháng thứ 3 hay cho trẻ ăn bổ sung quá muộn từ tháng thứ 9-10. Đây là quan niệm sai lầm gây bất lợi cho trẻ.

Khi cho trẻ ăn bổ sung cần chú ý nhu cầu năng lượng từ thức ăn bổ sung sao cho vừa tận dụng được nguồn sữa mẹ, vừa đáp ứng nhu cầu của trẻ. Đậm độ năng lượng trong thứ ăn và số lần ăn cũng cần lưu ý. WHO/FAO/UNU đã đề nghị nhu cầu năng lượng cho trẻ lưa tuổi này là 112kcal/kg/24h và nếu cho trẻ ăn 3 bữa 1 ngày thì đậm độ năng lượng la 1,05kg/g thức ăn. Đồng thời, nhiều tác giả khác khuyến nghị nên bổ sung lượng chất béo khẩu phần nên là 30-45%.

Phương pháp cho ăn: cho trẻ ăn khi trẻ thực sự muốn ăn sẽ đem lại hiệu quả cao chứ không nên bắt ép trẻ ăn quá khả năng của chúng. Lưu ý khi chế biến thực phẩm cần đa dạng, phong phú, hấp dẫn về màu sắc và mùi vị để trẻ có thể ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn.