suy dinh dưỡng
Rate this post

Contents

I.Đại cương

suy dinh dưỡng
  1. Suy dinh dưỡng (SDD) protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng bệnh lý do cơ thể thiếu protein và các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến chậm phát triển về thể chất , cân nặng và chiều cao không đạt so với chuẩn, dựa vào các chỉ số cân nặng / tuổi , chiều cao / tuổi và cân nặng / chiều cao , ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trẻ.
  2. Tình hình SDD trẻ em ở trên thế giới và Việt Nam

Theo thống kê tỷ lệ trẻ em bị SDD trên thế giới vẫn ở mức cao đặc biệt là các nước đang phát triển ở các khu vực châu Phi , Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Ở các nước này tỷ lệ trẻ bị SDD lên tới 30%. Như vậy SDD trẻ em vẫn là một trong những vấn đề dinh dưỡng có ý nghĩa cộng đồng.SDD protein năng lượng ở Việt Nam vẫn là thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mặc dù các thể SDD nặng đã giảm nhiều hiện nay chủ yếu là các thể nhẹ và vừa , tỷ lệ trẻ bị SDD gầy còm đã giảm đáng kể tuy nhiên tỷ lệ trẻ SDD thấp còi vẫn ở mức cao. Vùng núi , nông thôn có tỷ lệ SDD cao hơn ở đồng bằng và thành thị. SDD làm trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn tuy nhiên cũng chính những bệnh nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây SDD tạo nên một vòng xoắn bệnh lý.

II. Nguyên nhân gây SDD protein năng lượng ở trẻ em

1. Trẻ bị SDD trong thời kỳ bào thai

  • Chế độ ăn của bà mẹ không hợp lý , bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển thai nhi
  • chế độ nghỉ ngơi , làm việc không hợp lý phải làm việc quá sức , stress tâm lý trong quá trình mang thai

2. Quá trình nuôi dưỡng , chăm sóc trẻ không hợp lý

a. Nuôi con bằng sữa mẹ không hợp lý

  • Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn
  • Không được bú sữa non
  • Cai sữa quá sớm

b. Cho trẻ ăn bổ sung không đúng và không đủ

  • Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng ) hoặc quá muộn ( sau 9 tháng ).
  • Khẩu phần ăn cho trẻ

– Thiếu về số lượng : số bữa , số nhóm thực phẩm , số lượng các chất dinh dưỡng sinh năng lượng , các chất khoáng và vitamin.

– Kém về chất lượng : không ngon , quá mặn hoặc quá nhạt , cho trẻ ăn quá nhiều hoặc không thay đổi món ăn’

c. Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng

III. Triệu chứng lâm sàng

Tùy theo mức độ suy dinh dưỡng

1. Triệu chứng về tiêu hóa

  • Biếng ăn , nôn trớ , chậm tiêu , trướng bụng
  • tiêu chảy kéo dài hoặc rối loạn tiêu hóa
  • hội chứng ruột kém hấp thu

2. Triệu chứng mất nước và điện giải

  • khát nước , mắt trũng , tinh thần kích hoặc li bì tùy theo mức độ mất nước , nếp véo da mất chậm…
  • trẻ có thể bị liệt ruột cơ năng do mất kali nặng có thể bị rối loạn nhịp tim

3. Triệu chứng của thiếu các chất dinh dưỡng

  • thiếu máu dinh dưỡng
  • còi xương do thiếu Vitamin D và canxi
  • thiếu Vitamin A : trẻ bị khô mắt , quáng gà , khô mắt
  • teo cơ và mất lớp mỡ dưới da

4. Phân loại SDD

Dựa vào các chỉ số cân nặng / tuổi , chiều cao / tuổi , cân nặng / chiều cao để phân loại SDD. Nhưng chủ yếu dựa vào chỉ tiêu cân nặng / tuổi để đánh giá dựa vào thang phân loại của WHO

  •  SDD độ I có cân nặng / tuổi từ -2SD đến -3SD
  • SDD độ II có cân nặng / tuổi từ -3SD đến -4SD
  • SDD độ III có cân nặng / tuổi dưới -4SD

IV. Điều trị suy dinh dưỡng

  1. Điều trị SDD độ I và độ II

Trẻ được phục hồi dinh dưỡng tại nhà dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở hoặc cộng tác viên dinh dưỡng bao gồm các biện pháp:

  • Điều chỉnh chế độ ăn cân đối và phù hợp với lứa tuổi
  • sử dụng thực phẩm cân đối và hợp lý theo ô vuông thức ăn và lấy sữa mẹ làm trung tâm
  • phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc tại cơ sở y tế địa phương

2. Điều trị SDD nặng

Bắt buộc phải điều trị tại cơ sở y tế

  • Bồi phụ nước điện giải bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch tùy từng trường hợp
  • phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bằng chế độ ăn hợp lý
  • chống hạ thân nhiệt
  • chống thiếu máu bằng uống viên sắt và axit folic
  • bồi phụ vitamin và chất khoáng

V. Phòng chống SDD trẻ em

suy dinh dưỡng

1. Phòng chống SDD bào thai

  • Bà mẹ phải được ăn uống đầy đủ đảm bảo tăng từ 10-12kg trong quá trình mang thai
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • khám thai định kì kết hợp với kiểm tra cân nặng và đo huyết áp thử máu , nước tiểu

2. Phòng SDD sau đẻ

  • cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau sinh
  • nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • không cai sữa quá sớm
  • cho trẻ ăn sam đúng thời điểm , đủ số bữa và thành phần dinh dưỡng
  • điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
  • theo dõi cân nặng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng và phát hiện và trao đổi với bà mẹ về nguyên nhân SDD ở trẻ