Rate this post

Dịch tễ học của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một bệnh do virut Dengue gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm virut huyết cấp tính.Hiện nay, bệnh đã xuất hiện trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và á đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương,nó đã gây hại cho hơn 2,5 tỷ người.Bệnh đã bùng phát thành đại dịch vào cuối những năm của thế kỷ XX với số mắc khoảng 10 triệu người,trong số đó 90% là trẻ em dưới 15 tuổi

Ở Việt Nam xuất hiện ca đầu tiên vào năm 1959,ở miền Bắc.Hiện nay, bệnh đã trở thành dịch lưu hành địa phương trong cả nước và thường vào tháng 5-11, đỉnh cao vào là tháng 8,9.Đây là bệnh do muỗi aedes Aegypi truyền virut cho người do vậy dịch có thể bùng phát mạnh mẽ hoặc rải rác tùy thuộc vào mật độ muỗi.

I.Đường truyền và nguồn lây như thế nào?

  • Virut Dengue chỉ phát triển trên tế bào thận , khỉ, người, chuột và trên cơ thể muỗi.Ngoài ra không phát triển trên bất kỳ cơ thể nào khác.Virut này khi vào cơ thể người tồn tại khá lâu trong máu từ 3-4 năm nhưng lại dễ dàng bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trowifkhi ở ngoài môi trường.
  • Nó chỉ có thể truyền bệnh từ người mang virut này sang người lành qua nốt muỗi đốt do nó không thể tồn tại lâu ngoài ngoại cảnh được.Vì vậy,người bệnh chính là nguồn truyền bệnh chính và con đường truyền bệnh chính là máu.
  • Khả năng lây truyên của virut mạnh nhất là vào giai đoạn đầu của bệnh khoảng 5 ngày đầu sau đó giảm dần.

II.Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

  • Sau khi  mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua nốt muỗi đốt vào máu gây sốt xuất huyết và từ đây nó theo đường máu tới và làm tổn thương cho các cơ quan của cơ thể như gan, thận, lách,…
  • Tăng tính thấm thành mạch gây nên hiện tượng thoát huyết tương làm cô đặc máu và có thể gây sốc trụy mạch, tràn khí màng phổi, màng bụng, phù ở các tổ chức có liên kết lỏng lẻo như mi mắt…có nguy cơ cao tử vong.
  • Khi virut theo máu tới gan,nó có thể gây hủy hoại tế bào gan và viêm gan cấp tính làm men gan tăng rất cao.
  • Không những vậy, virut này còn gây ra hiện tượng rối loạn đông máu bao gồm cả giảm số lượng tiểu cầu làm đông máu thành mạch lan tỏa và xuất huyết ở nhiều vị trí như dưới da, niêm mạc,thậm trí là xuất huyết trong nội tạng rất nguy hiểm.

III.Biện pháp phòng chống

Hiện nay, trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh đồng thời chưa có vaccin phòng bệnh và cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu thì chúng ta cần phải có những việc làm và hướng xử trí tích cực để giúp ngăn ngừa dịch bùng phát

  1. Đối với nguồn truyền nhiễm:
    1. Phát hiện sớm dịch dựa vào lâm sàng, cận lầm sàng và dịch tễ học
      • Lâm sàng:sốt cao, đột ngột kéo dài, từ 2-7 ngày; có hiện tượng xuất huyết ở nhiều vị trí (dưới da, niêm mạc,nặng có thể xuất huyết tạng) thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của bệnh; kèm theo đau đầu, đau mình mẩy, có thể có sốc,mạch nhanh, huyết áp tụt,da lạnh ẩm,kích thích vật vã.
      • Dịch tễ học:chỉ số mật độ muỗi (số muỗi Aedes Aegypi bắt được trung bình trong một nhà) >1,5 con/nhà. Chỉ số nhà (phần trăm số nhà có muỗi hoặc bọ gậy Aedes Aegypi) >50%. Chỉ số Breteau (số dụng cụ chứa nước có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra) >10.
      • Cận lầm sàng: Dấu hiệu dây thắt dương tính.Số lượng tiểu cầu giảm.Hematocrit tăng 20% so với bình thường. Cần xét nghiệm huyết thanh và phân lập virut để có chẩn đoán xác định.
    2.  Khi phát hiện có dịch phải báo ngay với cơ Trung Tâm y tế dự phòng
    3.  Cần cách ly ngay khi mới sốt và điều trị kịp thời cho người bệnh bằng bù đủ dịch,hạ sốt, nâng cao thể trạng.
    4.  Người tiếp xúc với vùng đang có dịch phải sử dụng bảo hộ tốt và tránh bị muỗi đốt
  2. Đối với đường truyền nhiễm
    • Phá bỏ nơi muỗi sinh sản: dụng cụ chứa nước phải úp ngược xuống khi không dùng hoặc nuôi các loại cá ăn bọ gậy, thu gom rác thải, đồng thời phá bỏ các hốc tư nhiên như hốc cây, kẽ lá…
    • Chống muỗi đốt: ngủ bằng màn, xoa dầu nơi da hở, xua muối ra khỏi nhà bằng các biện pháp sinh học và hóa học.
    • Diệt muỗi trưởng thành bằng ddenf diệt muỗi,hóa chất ICON,Permethrin,Malathion….

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here