Rate this post

Contents

1. Vài nét về dịch tễ của bệnh đái tháo đường

     Đái tháo đường được coi là đại dịch của thế giới, với tốc độ phát triển nhanh chóng, nó gấp 6 lần các bệnh lý tim mạch.Tốc độ phát triển của bệnh cũng tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế. Theo báo cáo thì cả thế giới năm 1994 có 110 triệu người mắc bệnh và năm 1995 là 135 triệu chiếm 4% dân số toàn thế giới.Dự báo con số này còn gia tăng nhanh vào năm 2030 ước tính có khoảng 600 triệu người mắc bệnh-đây đúng là một vấn đề lớn cho nền kinh tế xã hội không chỉ của riêng quốc gia nào mà của cả thế giới

 Đái tháo đường là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do hoocmon insulin của tụy thiếu hoặc giảm tác động lên cơ thể,biểu hiện bằng việc mức đường máu luôn cao.   Bệnh này thường gây ra biến chứng toàn thân rất nặng nề như suy thận, suy tim,bệnh lý mạch vành… do bệnh thường thầm lặng không có triệu chứng rõ ràng rất khó nhận biết được,khi phát hiện thường ở giai đoạn nặng của bệnh và kèm theo các biến chứng.

2.phân loại đái tháo đường

Theo Tổ chức y tế thế giới, chia đái tháo đường thành các nhóm như sau:

  • Đái tháo đường týp I( hay còn gọi là đái tháo đương phụ thuộc Insulin):phần lớn gặp ở người >30 tuổi,và thường có yếu tố tự miễn
  • Đái tháo đường týp II( không phụ thuộc insulin):thường gặp ở người trên 30 tuổi có thể gặp cả ở thanh thiếu niên,bệnh có liên quan đến ăn uống và thường do kháng Ínulin
  • Đái tháo đường thai kỳ:
  • Các thể đái tháo đường khác:bao gồm tất cả các nguyên nhân đái tháo đường hiếm gặp

3.nguyên nhân gây đái tháo đường

a, Đái tháo đường týp I:bệnh thường do cơ thể thiếu lượng insulin trầm trọng nguyên nhân là do tụy không sản xuất được Insulin một cách bình thường,làm cho đường không thể chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các cơ quan làm lượng đường trong máu tăng cao và ra ngoài theo nước tiểu.Đây có thể được coi là một bệnh tự miễn,hệ thống miễn dịch này đã tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, đó chính là tế bào Beta của tiểu đảo tụy – làm cho tụy ngừng hoặc cản trở sản xuất insulin.các yếu tố nguy cơ gây bệnh thể này có thể là do di truyền,do các yếu tố môi trường vi khuẩn, virut, độc tố

b, Đái tháo đường týp II: có thể do không đủ về số lượng hoặc bất thường chất lượng  của ínsulin hoặc có thể do kháng insulin

  • do yếu tố di truyền :có thể do một số gen bị đột biến tương tác với một số gen khác làm ngừng sản xuất insulin
  • Do chế độ ăn và sinh hoạt như ăn quá nhiều năng lượng và chất béo kèm theo lười vận động.do đó năng lương dư thừa quá nhiều tác động lên tụy sản xuất insulin,tụy là việc nhiều có thể gây suy và từ đó giảm sản xuất insulin

4.triệu chứng của đái tháo đường

a, lâm sàng:

  • Khi thiếu insulin nhiều bệnh nhân có biểu hiện:
    • Đái nhiều : do đường trong máu không được chuyển hóa khiến hàm lượng trong máu tăng cao làm vượt quá ngưỡng tái hấp thu của thận và được đào thải ra ngoài theo nước tiểu,khoảng 6-7l/ngày
    • Uống nhiều do đái nhiều nên khiến cho bệnh nhân khát nhiều
    • Ăn nhiều do lượng đường không được chuyển hóa để tạo năng lượng cho các cơ quan nên khiến cơ thể nhanh đói
    • Gầy nhiều có thể tăng 5-6kg/2 tháng do năng lượng cung cấp cho các cơ quan thiếu nên phải tăng dị hóa protit, lipit làm teo cơ và tổ chức mỡ dưới da
    • Mệt mỏi nhiều
    • Ngoài ra còn có các biến chứng khác như mờ mắt, chậm phục hồi các vết thương, hôn mê,
  • Khi thiếu insulin tương đối bệnh sẽ diễn biến thầm lặng trong một thời gian dài,triệu chứng không rõ ràng

b, cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm đường máu: Glucose lúc đói>7mmol/l hoặc Glucose máu bất kỳ hoặc 2h khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết >11,1 mmol/l
  • HbA1C tăng>6,5%
  • Cholesterol, triglycerid thường tăng
  • Có thể có đường niệu hoặc ceton niệu

5.Chẩn đoán xác định: 

Theo tiêu chuẩn của hiệp hội đái tháo đường của Mỹ: chẩn đoán đái tháo đường khi có một trong 3 tiêu chuẩn sau:

  • có triệu chứng:ăn nhiều, uống nhiều,gầy nhiều, đái nhiều kem theo đường máu bất kỳ >11,1mmol/l
  • Đường huyết lúc đói đó à 2 buổi sáng liên tiếp>7,0mmol/l
  • Đường huyết 2h sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết >11,1 mmol/l
  • HbA1C>6.5%

5.biến chứng của bệnh:

  • biến chứng cấp tính:hôn mê do toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu,do hạ đường huyết,hoặc do toan lactic
  • biến chứng mạn tính:
    • biến chứng mạch máu lớn:xơ vữa động mạch,bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp
    • biến chứng mạch máu nhỏ:biến chứng võng mạc mắt gây nhìn mờ ,biến chứng lên thận gây bệnh lý tai cầu thận giai đoạn cuối suy thận
  • Biến chứng lên dây thần kinh:viêm đa dây thần kinh ngoại biên,hoặc viêm đơn dây như liệt cổ tay,liệt thần kinh sọ não, bệnh lý dây thần kinh tự động như liêt dạ dày,liệt bàng quang…
  • Biến chứng tim mạch: suy tim, rối loạn nhịp tim
  • Bàn chân đái tháo đường do nhiễm trùng và mạch máu hẹp tắc không đủ máu nuôi dưỡng làm cho bàn chân nhiễm trùng loét,và hoại tử
  • Biến chứng nhiễm trùng: lao phổi, nấm

6.Biện pháp dự phòng đái tháo đường

  • truyền thông giáo dục dinh dưỡng hợp lý
  • Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý cho cộng đồng: hạn chế ăn mỡ động vật, giảm glucid tinh chế,tăng cường rau xanh và hoa quả
  • Có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý nhất là đối tượng lao động vừa và nhẹ như nhân viên văn phòng
  • quan tâm,chăm sóc và theo dõi những đối tượng có nguy cơ cao như người béo phì, tăng huyết áp, người có tiền sử đẻ con trên 4 kg hoặc trong gia đình có người bị tiểu đường.