suy dinh dưỡng
Rate this post

Suy dinh dưỡng tình trạng trẻ chậm phát triển do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Nước ta là một trong số nước có tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao trên 30% theo báo cáo của UNICEF.Theo kết quả khảo sát của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 2014 thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm đáng kể tuy nhiên tỉ lệ SDD thể thấp còi vẫn còn rất cao chiếm 24,9%.Ở nước ta hiện nay cứ có 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Tinh trang dinh duong tre em o Viet Nam hien nay

Theo thang phân loại của WHO-1981, dựa vào cân nặng theo tuổi chia SDD làm 3 mức độ:

  • SDD độ I: cân nặng/ tuổi từ dưới -2SD đến -3SD
  • SDD độ II:cân nặng/ tuổi từ -3SD đến -4SD
  • SDD độ III: cân nặng/ tuổi dưới -4SD
  • nếu theo chiều cao / tuổi thì dưới -2SD là còi cọc, còn theo cân nặng theo chiều cao  thì dưới -2SD là gầy còm.

Suy dinh dưỡng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn,thức ăn không hợp khẩu vị, mẹ thiếu kiến thức nuôi con…. nhưng cuối cùng hậu quả vẫn là thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng làm cho trẻ không tăng cân, chiều cao  và trí tuệ không phát triển.Như vậy, cần phải có chế độ ăn hợp lý cho trẻ bị suy dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

1.Nguyên tắc chung để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng là do thiếu nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng, chính vì thế để khôi phục dinh dưỡng cho trẻ cần phải tăng nhu cầu năng lượng cho trẻ cả về chất lượng cũng như chất lượng.Bình thường nhu cầu của trẻ là 90-100 kcalo/ kg cân nặng, nhưng khi bị SDD thì nhu cầu phải tăng lên tới 120-150 kcalo/kg cân nặng hoặc nhiều hơn
  • Không tính nhu cầu kcalo của trẻ theo cân nặng hiện tại do lúc này trẻ đang bị thiếu cân chậm phát triển,mà phải tính nhu cầu năng lượng cần theo lứa tuổi của trẻ để trẻ phát triển bình thường
  • Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì không chỉ thiếu các chất  sinh năng lượng như protein… mà còn thiếu cả các dưỡng chất là vitamin và chất khoáng.Vì thế cần bổ sung phối hợp nhiều chất và đa dạng nguồn thức ăn
  • trong tình trạng trẻ bị SDD nhu cầu hấp thu các chất đang tăng thì niêm mạc ruột lại kém hấp thu,khi trẻ ăn vào rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.Do đó cần lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa và có tác dụng cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết đồng thời phải tăng nồng độ năng lượng của khẩu phần
  • Khi trẻ bị SDD nặng có biến chứng thì ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng thì còn cần phải điều trị biến chứng đồng thời nếu biết nguyên nhân của tình trạng SDD cần điều trị dứt điểm nguyên nhân ngay

2.Chế độ ăn theo các thể lâm sàng

a/ Đối với các thể SDD nhẹ và vừa ( suy dinh dưỡng độ I và II): thường không có biến chứng gì và được phục hồi dinh dưỡng và chăm sóc tại cộng đồng

  • Cần hướng dẫn cho bà mẹ ,những người nuôi dạy trẻ về chế độ ăn hợp lý,tăng cường chế độ ăn những thực phẩm giàu năng lượng như là thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt có dầu, cần cho thêm rau xanh các loại quả giàu vitamin A và các loại vitamin  khác cùng với muối khoáng.Khuyến khích các bà mẹ thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài từ 12-24 tháng và tô màu bữa ăn cho trẻ bằng việc phối hợp đa dạng và đủ nguồn thực phẩm trong 4 ô vuông thức ăn
  •  Các cán bộ y tế hoặc công tác viên cần theo dõi cân nặng và ghi lại hàng tháng biểu đồ phát triển của trẻ để theo dõi sự phục hồi dinh dưỡng của trẻ đồng thời theo dõi và phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn đang lưu hành như sởi, tả,…

b/Đối với SDD thể nặng ( suy dinh dưỡng độ III): nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn như sốt cao.., ỉa chảy,mất nước thì đều phải được cấp cứu ngay. Ngày nay với sự quan tâm của ngành y tế và sư phát triển của hệ thống y tế thì các biến chứng nặng của SDD thể này đã giảm.Khi mắc bệnh giai đoạn này có thể phải điều trị tại bệnh viện.Tuy nhiên nếu không có biến chứng nguy hiểm nào như mất nước, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn thì có thể được theo dõi và phục hồi dinh dưỡng tại cộng đồng.

Chúng ta hãy chung tay vì một thế hệ tương lai khỏe mạnh, phát triển toàn diện- đó cũng chính là sự phát triển bền vững của một đất nước.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here