Trong đông y, áp xe phổi còn được gọi là phế ung, là bệnh nhiễm trùng ở phổi.
Rate this post

Trong đông y, áp xe phổi còn được gọi là phế ung, là bệnh nhiễm trùng ở phổi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do phong nhiệt xâm nhập phế hoặc đàm nhiệt ở kinh phế gây sung huyết thành nhọt rồi hoá mủ.

Trong đông y, áp xe phổi còn được gọi là phế ung, là bệnh nhiễm trùng ở phổi.

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà có các phương pháp chữa và các bài thuốc khác nhau, cần xác định đúng để áp dụng đúng trong điều trị.

Contents

1. Giai đoạn khởi phát:

Đây là thời kì viêm nhiễm, sung huyết.

  • Triệu chứng: lúc nóng lúc lạnh, ho có đờm dính máu, đau ngực, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch nhanh.
  • Phương pháp chữa: tuyên phế khí, phát tán phong nhiệt.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: kim ngân: 20g, sài đất: 20g, bồ công anh: 20g, tang bạch bì: 16g, ý dĩ: 16g, kinh giới: 12g, hạnh nhân: 12g.

Bài 2: bài “Ngân kiều thang gia giảm” gồm: kim ngân: 16g, liên kiều: 16g, ngưu bàng tử: 12g, đậu xị: 12g, bạc hà: 12g, cát cánh: 8g, tiên hồ: 8g, bối mẫu: 6g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt: phế du, trung phủ, chiên trung, phong trì, phong môn, hợp cốc, nội đình.

2. Giai đoạn toàn phát:

Đây là thời kì hình thành các ổ áp xe.

  • Triệu chứng: sốt cao, ho có đờm lẫn mủ tanh hôi, đờm có dính máu, đau và đầy tức ngực, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
  • Phương pháp chữa: thanh phế bài nùng.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: kim ngân: 20g, hoàng đằng: 16g, ý dĩ: 16g, liên kiều: 12g, hoàng liên: 12g, đào nhân: 12g, đình lịch tử: 8g.

Bài 2: bài “Thiên kim vĩ hành thang gia giảm” gồm: ngư tinh thảo: 40g, bồ công anh: 40g, ý dĩ: 16g, liên kiều: 16g, đông qua nhân: 16g, vĩ hành: 12g, đào nhân: 12g, cát cánh: 6g. Trong trường hợp nhiều đờm thì thì thêm tang bạch bì: 12g, đình lịch tử: 12g, xuất hiện ho ra máu nhiều thì thêm chi tử sao: 2g, đan bì: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt như giai đoạn khởi phát và thêm huyệt phong long.

3. Giai đoạn hồi phục:

Ở thời kì này, khí âm trong cơ thể đều hư.

  • Triệu chứng: người gầy yếu, mệt mỏi, có sốt nhẹ, ho khan, hay tự ra mồ hôi, hoặc ra mồ hôi trộm.
  • Phương pháp chữa: bổ phế âm, bổ khí.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bổ chính sâm: 16g, hoài sơn: 16g, sinh địa: 16g, bách hợp: 12g, ý dĩ: 12g, kim ngân hoa: 12g.

Bài 2: bài “Tế sinh cát cánh thang” gồm: hoàng kỳ: 12g, ý dĩ: 12g, bách hợp: 12g, địa cốt bì: 12g, đương quy: 12g, hạnh nhân: 8g, tang bạch bì: 8g, đình lịch tử: 8g, phòng kỷ: 8g, tri mẫu: 6g, bối mẫu: 6g, chỉ xác: 6g, cam thảo: 6g.

Bài 3: bài “Bổ trung ích khí gia giảm” gồm: đảng sâm: 16g, hoàng kỳ: 12g, bạch truật: 12g, đương quy: 8g, sài hồ: 8g, thăng ma: 8g, bạch thược: 8g, trần bì: 6g, cam thảo: 6g, ngũ vị tử: 6g.

Bài 4: bài “Bát tiên thang” gồm: thục địa: 12g, hoài sơn: 12g, sơn thù: 8g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g, phục linh: 8g, mạch môn: 8g, ngũ vị tử: 6g.

Trong thời kì hồi phục không cần phối hợp với châm cứu.