Rate this post

I.Khái niệm và phân loại bệnh truyền nhiễm:

1.Khái niệm:

Bệnh truyền nhiễm (Communicable diseases): là những bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.

2.Phân loại bệnh truyền nhiễm:

Các bệnh truyền nhiễm gồm 4 loại:

  • Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
  • Các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
  • Các bệnh lây truyền qua đường máu
  • Các bệnh lây truyền qua đường da và niêm mạc

II.Đặc điểm chung của bệnh:

1.Bệnh phải do 1 loại vi sinh vật kí sinh gây nên.

Bệnh truyễn nhiễm phải do vi sinh vật kí sinh gây nên, các loại bệnh khác dù cho có lây truyền từ người này sang người khác nhưng không do vi sinh vật kí sinh gây nên thì không được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh truyền nhiễm đựơc biết đến như sởi, thương hàn, sốt xuất huyết…

Vi sinh vật gây bệnh (mầm bệnh) được chia thành các nhóm sau:

  •  Virus gây nên các bệnh: sởi, quai bị, hiv…
  • Ricketsia gây nên các bệnh: sốt mò, sốt phát ban, sốt hồi quy…
  • Vi khuẩn gây nên các bệnh: tả, thương hàn, bạch hầu, dịch hạch…
  • ký sinh trùng và nấm gây nên các bệnh:sốt rét, giun sán, nấm ngoài da…

2.Bệnh phát triển theo mùa, mang tính chu kỳ và trải qua 4 thời kỳ:

  • Mùa dịch: mỗi mùa trong năm có các đặc điểm khác nhau thích hợp cho các vi sinh vật khác nhau phát triển. Chính vì vậy, bệnh truyền nhiễm mang tính chất dịch theo mùa.

Ví dụ: Bệnh lỵ, thương hàn, ỉa chảy và các bệnh lây theo đường tiêu hóa thường phát triển mạnh vào mùa hè do nhiệt độ cao dễ làm thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng. Các bệnh do muỗi truyền như sốt rét… thường phát triển vao mùa mưa do thời tiết nóng ẩm thuận lơi cho sự phát triển của muỗi.

  • Tính chu kỳ: một số bệnh truyền nhiễm có tính chu kỳ đặc trưng, sau 1 thời gian nhất định thường là vài năm sẽ bùng nổ dịch 1 lần, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Ví dụ: chu kỳ dịch sởi là 3 năm, quai bị là 5 năm, ho gà là 5 năm…

Tính chu kỳ của bệnh hiện nay được giải thích bằng tính cảm nhiễm và tính miễn dịch của quần thể.

  • 4 thời kỳ lây truyền của bệnh: hầu hết các bệnh truyền nhiễm phải trải qua 4 thời kỳ: thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát và thời kỳ lui bệnh (hoặc tử vong). Mỗi thời kỳ có đặc điểm và ý nghĩa dịch tễ riêng.

3.Bệnh có khả năng lây lan và phát triển thành dịch:

Mầm bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác gây thành dịch. Tùy theo dich tễ mà chia dịch thành 3 mức độ:

  • Dịch tản phát: số người mắc bệnh ít và ở 1 số nơi nhất định, ví dụ: ho gà, quai bị…
  • Dịch lưu hành: xảy ra ở diện rộng hơn, nhiều người mắc hơn, ví dụ: sởi, lỵ, bạch hầu…
  • Dịch đại lưu hành: xảy ra lớn, rầm rộ trên phạm vi quốc gia hay quốc tế, ví dụ: dịch hạch, đậu mùa, ebola…

4.Hầu hết để lại miễn dịch sau bệnh:

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm có để lại miễn dịch cho đối tượng, tuy nhiên, tùy vào từng bệnh khác nhau mà miễn dịch để lại dài hay ngắn, yếu hay bền vững. Đây là cơ sở cho việc sản xuất và tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh.

Ví dụ: Tả và thương hàn để lại miễn dịch trong 3 tháng đến 1 năm, sởi để lại miễn dịch lâu bền, có khi là suốt đời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here