Rate this post

Sốt xuất huyết luôn là vẫn đề nghiêm trọng tồn tại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân. Đặc biệt trong những ngày nóng ẩm từ tháng 5-11 tại miền Bắc hiện nay, sốt xuất huyết Dangue bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi như Hà Nội…

Contents

1.Đặc điểm dịch tễ:

Sốt xuất huyết Dangue thường gặp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới nóng ẩm mưa nhiều, trong đó có khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Bệnh xuất hiện theo mùa, tùy từng nơi, thường từ tháng 5-11 ở miền Bắc, đỉnh cao là tháng 8-9. Tùy theo mật độ muỗi mà dịch có thể bùng nổ hay rải rác.

Virut lưu hành trong máu khá lâu 3-4 năm, khi thoát ra khỏi cơ thể thì không tôn tại được do bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, chúng có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi đốt.

2.Mầm bệnh và đường lây truyền:

Bệnh do virut Dengue gây nên.Hiện nay đã phân lập được 4 type virut Dengue và ở Việt Nam phân lập được typ II. Chúng chỉ phát triển trên tế bào thận người, khỉ, chuột và trên cơ thể muỗi Aedes (Aedes aegypti và Aedes albopictus)

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là người mắc bệnh thông qua muỗi đốt để truyền cho người khác. Bệnh lây lan trong thời kỳ đầu của giai đoạn bệnh phát (5 ngày đầu). khỉ và gia cầm cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng rất hiếm khi lây bệnh sang người.

Đường truyền nhiễm là đường máu thông qua muỗi Aedes mà chủ yếu là Aedes aegypti. Muỗi phát triển quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Chúng phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến trung du và có xu hướng tăng lên ở vùng núi cao. Muỗi trưởng thành có màu nâu đen, nhiều đốm bạc trên thân thân và chân muỗi. Trên lưng và ngực muỗi vẩy tập trung thành hình bầu đàn, bụng có băng trắng,các đốt chân có khoang vảy trắng ở cuối đốt. Muỗi thường đẻ trứng ở bề mặt ẩm của đồ vật chứa nước trong và xung quanh nhà. Chúng thường đẻ nơi nước sạch,trong, có độ pH axit như nước mưa. Nhiệt độ thích hợp từ 25-30 độ C, độ ẩm 80-90%.

3.Biểu hiện người mắc bệnh:

  • Sốt cao đột ngột liên tục 2-7 ngày
  • Biểu hiện sốt xuất huyết: xuất huyêt vào ngày thứ 2 hay 3 của bệnh, có thể xuất huyết dưới da, niêm mạc, nặng có thể xuất huyết nội tạng.
  • Đau mình mẩy, đau đầu, đau hố mắt
  • Nặng có suy tuần hoàn, sốc có thể xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 6 của bệnh, biểu hiện: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da ẩm…

4.Phòng chống dịch:

Đối với nguồn truyền nhiễm:

  • Cần phát hiện đối tượng mắc bệnh trong khu dân cư
  • Khai báo cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lí kịp thời
  • Cách li và điều trị người bệnh khỏi hoàn toàn
  • Hạn chế bị muỗi đốt đề phòng bệnh lây lan

Đối với đường truyền nhiễm:

  • Phá bỏ nơi sinh sản của muỗi như dụng cụ chứa nước không dùng đến, hốc cây…xung quanh nhà, thu dọc rác và dụng cụ chứa nước sạch sẽ, úp ngược dụng cụ gia đình (xô, chậu, bát…) khi không sử dụng.
  • Chống muỗi đốt bằng cách mắc màn khi đi ngủ, nơi da hở xoa dầu hắc, xua đuổi muỗi khỏi nhà bằng cách đốt hành tỏi, dùng lá mùi hắc…
  • Tiêu diệt muỗi trưởng thành bằng các biện pháp lí hóa như đèn diệt muỗi, hóa chất diệt muỗi…