Rate this post

Hội chứng thắt lưng hông bao gồm các triệu chứng biểu hiện tổn thương đồng thời của cột sống thắt lưng và của các rễ thần kinh tạo nên dây thần kinh hông to trong đám rối thần kinh thắt lưng-cùng.

1.Khám hội chứng cột sống

Hình dáng cột sống

Quan sát bệnh nhân khi đứng thẳng và nghiêng để xem bệnh nhân có bị lệch, vẹo cột sống không? có mất hoặc giảm đường cong sinh lí không?

Đánh giá trương lực cơ cạnh sống

Quan sát khi bệnh nhân đứng thẳng xem khối cơ cạnh sống cân đối không, nắn xem trương lực có đều nhau không.

Tìm điểm đau cột sống

Ấn hoặc gõ trên mỏ gai đốt sông để tìm điểm đau tương ứng. Thông thường tổn thương đốt sống nào thì ấn sẽ đau hơn cột sống khác.

Khám khả năng vận động cột sống

-cúi: thực hiện nghiệm pháp khám khoảng cách ngón tay-đất.

Cho bệnh nhân đứng thẳng rồi yêu cầu cúi tối đa trong phạm vi bệnh hân chịu được, chân thẳng, 2 tay giơ ra trước (hướng xuống đất) rồi đo khoảng cách từ ngón giữa đến mặt đất. Bình thường khoảng cách này là 0 hoặc âm, khi bị bệnh thì ngón tay không chạm đất được.

-ưỡn: dùng thước đo độ cong cột sống thắt lưng với bờ trên là đốt S1, bình thường độ ưỡn đạt 18mm, tối đa 30mm.

-xoay và nghiêng cột sống: dùng thước đo độ xoay và nghiêng, mốc là bờ trên S1.

Bình thường cột sống nghiêng được 29-31 đọ, xoay 30-32 độ.

Dấu hiệu ấn chuông điện

Bệnh nhân nằm hoặc đứng, tư thế thoải mái, thầy thuốc ấn điểm đau cạnh sống.

Dấu hiệu dương tính khi bệnh nhân có cảm giác đau lan dọc theo đường đi của đay thần kinh hông to cùng bên xuống dưới chân.

2.Khám hội chứng rễ thần kinh

Dấu hiệu Lassegue

Bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, tư thế thoải mái. Thầy thuốc dùng 1 tay cầm cổ chân bệnh nhân, tay còn lại đặt ở đầu gối giữ chân bệnh nhân luôn thẳng và khám theo 2 thì:

-thì 1: nâng cao chân bệnh nhân tời khi bệnh nhân kêu đau, xác định góc giữa chân và mặt giường.

-thì 2: giữ nguyên góc đó, gấp chân bệnh nhân lại tại khớp gối,bệnh nhân không đau.

=>dương tính khi đồng thời có dấu hiệu đau ở thì 1 và giảm hoặc hết đau ở thì 2.

Hệ thống điểm Vallex

Đây là những điểm mà thần kinh hông to đi qua, gồm:

-điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lơn

-điểm giữa nếp lằn mông

-điểm giữa mặt sau đùi

-điểm giữa khoeo chân

Khi ấn vào các điểm này, bệnh nhân đau chói tại đó chứng tỏ có tổn thương thần kinh hông to.

Nghiệm pháp căng dây căng rễ khác

-dấu hiệu Neri

-dấu hiệu Bonnet

-dấu hiệu Dejerine

-dấu hiệu Siccar

3.Tổn thương chức năng các rễ thần kinh

Rối loạn vận động

-rễ L5: bệnh nhân không đứng được bằng gót chân

-rễ S1: bệnh nhân không đứng được bằng mũi chân

Rối loạn cảm giác

-rễ L5: giảm hoặc mất cảm giác phía ngón cái

-rễ S1: giảm hoặc mất cảm giác phía ngón út

Phản xạ gân xương

-rễ L5: phản xạ gân gót bình thường

-rễ S1: giảm hoặc mất phản xạ gân gót

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here