bài thuốc cổ truyền
Rate this post

Bài Tứ quân tử thang

Thành phần của thang thuốc:

Theo y dược học cổ truyền, bài thuốc tứ quân tử thang này có chứa các vị:

+ Nhân sâm ( hoặc Đẳng sâm) 8-12 gr

+ Bạch truật 8-12 gr

+ Phục linh 12 gr

+ Chích cam thảo 4 gr

Cách dung thuốc: Ngày dùng 1 thang đem đun sắc chia 2 lần uống.

Công năng: kiện tỳ vị, ích khí hòa trung.

Chủ trị: tỳ vị hư nhược, khí hư bất túc, mệt mỏi rã rời, mặt vàng người gầy, ăn uống giảm sút, đại tiện lệt xệt, mạch mềm yếu, rêu mỏng trắng. Người thể hư, sau khi ốm không điều hòa hoặc bị bệnh lâu năm mà có chứng nói trên đều dùng được.

Phân tích bài thuốc: Bài này thường dùng trong lâm sàng là bài  thuốc cơ sở của kiện tỳ ích khí, nhiều bài thuốc kiện tỳ bổ khí khác, thường từ đây mà biến hóa ra. Bài này dùng nhân sâm bổ khí và bạch truật kiện tỳ vận thấp phối hợp với nhau là thành phần chủ yếu, phục linh thẩm khô giúp bạch truật kiện tỳ vận thấp, cam thảo cam bình giúp nhân sâm ích khí hòa trung. Tác dụng của  bài thuốc là  bổ khí mà không trệ thấp, thúc đầy cơ năng vận hóa của tỳ vị, khiến ăn uống tăng lên, có lợi cho việc khôi phục sức khỏe. Bốn vị thuốc mà bài thuốc chọn, dược tính bình hòa, có thể dùng lâu được không gây tác dụng xấu. Vì vậy cho nên “ cục phương” gọi là “ Tứ quân tử thang” để nói lên tác dụng bình hòa của nó.

Bổ khí, kiện tỳ, trong cách chữa và dùng thuốc trong y học cổ truyền, tuy có sự phân biệt nhất định ( như dùng sâm, kỳ bổ khí, truật, linh kiện tì) nhưng khí hư và tỳ hư thường có quan hệ mật thiết với nhau, thường là quan hệ  nhân quả của nhau, cho nên trong hai cách chữa bổ khí và kiện tỳ thường vận dụng phối hợp với nhau. Do tỳ vị là “ gốc của hậu thiên” cơ năng vận hóa của tỳ vị là nguồn sinh hóa khí huyết của người ta cho nên giỏi chữa khí hư thường từ kiện tỳ trước. Đồng thời do vận hóa của tỳ  không điều hòa, không nghiền kỹ được thủy cốc thật tinh vi cho nên lúc chữa tỳ vị hư nhược phải có thuốc bổ khí giúp thêm mới giúp được tỳ vị vận hóa. Nhân sâm, hoàng Kỳ vốn thường dùng, lúc cần gia thêm Phụ, Quế để ôn vận tỳ dương. Bài này dù dùng nhân sâm, cam thảo bổ khí, bạch truật, phục linh kiện tỳ phối với nhau là xử lý theo khí hư, tỳ hư có quan hệ mật thiết với nhau, thích hợp cho người tỳ hư khí nhược. Nhưng do sự vật phát triển thường không cân bằng, trong lâm sàng có lúc nặng về khí hư, có lúc nặng về tỳ hư thêm cả khí trệ, có người thiên về thấp đàm nên lúc dùng bài thuốc này cần căn cứ tình trạng bệnh  nặng nhẹ hoãn cấp mà chú trọng kiện tỳ hoặc chú trọng bổ khí mới chữa trúng bệnh để thu hiệu quả tốt.

Phụ phương

+ Dị công tán: bài thuốc này gia thêm Trần bì. Do Trần bì là vị  thuốc chính để lý khí hành khí sau khi phối hợp với Sâm, Truật, tăng thêm tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lý khí nên thích hợp với người bệnh tỳ vị hư nhược mà khí trệ không sướ, Bài này thường dùng chữa trẻ em tiêu hóa không tốt.

+ Kiện tỳ hóa đàm thang: ( Tên cũ: Lục quân tử thang) tức là bài này gia thêm Trần bì, Bán hạ cũng là Nhị trần thang ( Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo) gia thêm Sâm, Truậ Bán hạ, Trần bì là thuốc chính táo thấp hóa đàm sau khi phối hợp với bài này trở thành phương thuốc tiêu biểu về kiện tỳ hóa đàm. Trong lâm sang người ta thường dùng cho người bệnh tỳ vị hư nhược mà đàm thấp, viêm chi khí quản mạn tính, đường tiêu hóa mất chức năng điều hòa.

+ Kiện tỳ hòa vị thang:  (Tên cũ: Hương sa lục quế quân tử thang) tức Kiện tỳ hóa đàm thang gia Mộc hương ( hoặc Hương phụ), Sa nhân. Các vị thuốc gia thêm đều có mùi thơm làm tĩnh bì, hòa vị sướng trung, điều lý, khí cơ. Bài thuốc này trọng điểm là hòa vị sướng trung chữa các chứng tỳ vị hư nhược, vùng bụng đau lâm râm hoặc ngực tức khò khè, nôn mửa hoặc bụng sôi đại tiện lỏng

+ Kiện tỳ nhu can thang:( Tên gọi cũ là  Quy thược lục quân tử thang ) tức Kiện tỳ hóa đàm thang gia Đương quy, Bạch thược. Đương quy, Bạch thược chính là vị thuốc chủ yếu dưỡng huyết nhu can; sau khi gia vào bài thuốc này trở thành phương thuốc cùng chữa can tỳ, điều hòa khí huyết, chữa các chứng khí huyết không đủ, can tỳ cùng có bệnh, toàn thân hư nhược, ăn uống giảm sút, ngực tức bụng chướng, thăng hỏa, ít ngủ. Thường dùng bì thuốc  chữa chứng viêm gan mạn tính gan bị xơ cứng sớm, kinh nguyệt không đều và các bệnh mạn tính khác đã nói ở trên. Nếu thấy biểu hiệnlưỡi đỏ mà rêu ít có thể bỏ Bán hạ tức là Quy thược dị công tán để khỏi quá tân táo mà tồn thương âm dịch.

+ Sâm linh Bạch truật tán: Tức bài thuốc  này gia thêm Biển đậu, Sơn dược, Hạt sen, Kiết cánh, Ý dĩ, Sa nhân; có bài còn gia thêm Trần bì, những vị thuốc được gia thêm phần lớn là tu dưỡng tỳ vị lý khí hóa đàm, trị tỳ phế khí hư, sức yếu khí ít, ăn ít đại tiện lỏng hoặc ho đờm lâu là phương thuốc tiêu biểu về dưỡng tỳ bổ phế.

+ Thất vị Bạch truật tán: Tức bài này gia thêm Cát căn, Hoắc hương, Mộc hương. Do gia thêm Cát căn thang để  chỉ tả, Hoắc hương có mùi thơm hóa thấp, Mộc hương điều khí sướng trung nên chuyên trị tỳ hư tiết tả nhất là với trẻ dùng càng tốt.