Rate this post

1.Khái niệm

Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mạn tính do trực khuẩn phong gây nên. Bệnh lưu hành từ lâu trên khắp thế giới, tổn thương chủ yếu ở da và thần kinh ngoại biên. Người bệnh nếu không được điều trị đầy đủ, đúng đắn kịp thời sẽ gây tàn tật ảnh hưởng lớn tới đời sông và sức khỏe người bệnh.

Bệnh gặp ở mọi vùng miền, mọi dân tộc trên thế giới, đặc biệt ở Nam Mỹ và Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Châu Phi. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi thường bắt đầu ở tuổi trẻ.

2.Nguyên nhân và cách lây bệnh

-nguyên nhân gây bệnh: là do trực khuẩn Hansen-Bacill de Hansen có tên khoa học là Mycobacterium gây ra. Đây là loại trực khuẩn nằm trong tế bào: 97% nằm trong ổ thâm nhiễm trung bì nông, 3% nằm ỏ tổ chức trung bì đệm, ít ở biểu bì.

Vi khuẩn có ái tính cao với dây thần kinh ngoại biên và tế bào thuộc hệ võng nội mô.

Trực khuẩn phong hình que, thuộc nhóm vi khuẩn kháng cồn kháng toan, vỏ có chất nến, chất mỡ bảo vệ, sinh sản trực phân dứt ngang. Trên cơ thể người bệnh nó có 4 dạng: trực khuẩn bình thường hình gậy, dạng thu hình, trực khuẩn đang phân chia, dạng thoái hóa.

-cách lây truyền: đây là bệnh lây ít so vói các bệnh lây truyền khác. lây chậm do chu kỳ sinh sản của vi khuẩn kéo dài 1 ngày, lây khó do điều kiện lây khó khăn.

Nguồn lây bệnh là người bị bệnh phong

3.Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh

Rất khó xác định, thường từ 2-3 năm, thậm chí 10 năm hoặc hơn

Thời kỳ sơ phát

-tổn thương da là dát thay đổi màu sắc, đỏ hồng, trắng bạc hay sẫm màu

-triệu chứng thần kinh: cảm giác vướng màng nhện, kiến bò, tê bì hay mất cảm giác đau

-1 số trường hợp có sốt cao, chảy nước mũi liên tục, đau nhức xương, viêm tinh hoàn, loét ổ gà

Thời kỳ toàn phát

-tổn thương ngoài da:

Dát thay đổi màu sắc, đỏ hồng, trắng bạc hay sẫm màu

Củ: tổn thương có thể nhỏ lấm tấm hay như hạt đỗ, ăn sâu vào trung bì và hạ bì, thường ở vùng lông mày, dái tai

Mảng củ do củ xếp thành mảng, ranh giới gọn

Mảng thâm nhiễm: do nhiều dát liền u nối tiếp nhau

Mảng cộp: là mảng thâm nhiễm thành đám dày lên, giới hạn không rõ, đỏ, bóng

U phong nổi cao đỏ sẫm, loáng, ấn chắc. giới hạn không rõ

Bọng nước to chứa dịch trong

-triệu chứng thần kinh:

Viêm các dây thần kinh: đâu vùng dây thần kinh bị tổn thương, rối loạn cảm giác và vận động vùng dây đó chi phối

Thường tổn thương các dây thần kinh ở nông dưới da

-rối loạn cảm giác: bệnh nhân tê bì, mất cảm giác đau óng lạnh, mất cảm giác sờ mó, cảm giác sâu đè nén, tỳ ép…

-rối loạn vận động: teo cơ các chi như cơ cảng tay, cẳng chân, bàn tay, bàn chân…

-rối loạn bài tiết: da thường khô do giảm bài tiết tuyến mô hôi và  bóng mỡ do tăng tiết tuyến bã

-rối loạn dinh dưỡng: thường biểu hiện rụng lông mày là phổ biến; cụt các đầu ngón tay, ngón chân do thưa xương, tiêu xương…

-tổn thương các ngũ quan: viêm sụn mũi, tổn thương họng, thanh quản

-biểu hiện 1 số cơ quan khác: gan, lách, hạch…

4.Điều trị

đối với thể ít vi khuẩn

Rifampicin 600mg + DDS 100mg, mỗi tháng 1 lần có thầy thuốc giám sát

DDS 100mg bệnh nhân tự uống ở nhà hàng ngày

Đối với trẻ em liều dùng theo cân nặng Rifampicine 12-15mg/kg thể trọng và DDS 1-2 mg/kg. Thời gian 6-9 tháng

đối với thể nhiều vi khuẩn

Rifampicin 600mg + clofazimine 300mg + DDS 100mg, tháng 1 lần có sự giám sát của thầy thuốc

Clofazimine 50mg + DDS 100mg, bệnh nhân tự uống hàng ngày

Đối với trẻ em Clofazimine 50mg + DDS 100mg bệnh nhân tự uống. điều trị 2 năm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here