1.khái niệm
Khó thở thanh quản là sự rối loạn về biên độ, tần số và thì của sự thở do sự giảm khẩu kính của ống thanh quản tại 1 hay nhiều tầng của thanh quản: ở thanh môn, thượng thanh môn hay hạ thanh môn. Khó thở xuất hiện từ từ, tiến triển thành cơn hoặc không có cơn.
2.sinh lý thanh quản
Thanh quản có 2 chức năng chính gồm chức năng hô hấp và nói.
-chức năng hô hấp:
Dẫn khí khi hít vào thanh môn mở tối đa, khi thở ra thanh môn mở vừa
Bảo vệ đường thở nhờ phản xạ ho tống dị vật ra ngoài, phản xạ co thắt thanh quản tránh cho dị vật rơi xuống đường hô hấp dưới
-chức năng nói: thanh quản đảm nhiệm phát ra các âm cơ bản
Để phát ra thanh âm có nhiều thuyết giải thích:
thuyết đàn hồi cơ
thuyết thần kinh của Husson
thuyết rung sóng niêm mạc
3.nguyên nhân gây khó thở thanh quản
-do viêm nhiễm và di chứng của viêm nhiễm: viêm TQ cấp, viêm TQ cấp sau nhiễm khuẩn lâu, bạch hầu TQ…
-dị vật đường thở
-dị tật bẩm sinh: tật rít thanh quản bẩm sinh, màng che lấp TQ, u bẩm sinh…
-chấn thương và di chứng của chấn thương TQ
-các khối u của TQ như u mạch máu, u nhú TQ…
-liệt cơ mở thanh quản
-co thắt thanh quản
-phù nề thanh quản
4.triệu chứng lâm sàng và phân lọai khó thở thanh quản
-
triệu chứng:
Gồm 3 triệu chứng điển hình:
-khó thở chậm, khó thở thì hít vào
-có tiếng rít thanh quản
-có co rút hố thượng ức, hố thượng đòn, liên sườn
Kèm 4 triệu chứng phụ thường gặp như:
-giọng nói, tiếng ho bị biến đổi: giọng khàn, ho ông ổng
-thanh quản hạ thấp xuống khi bệnh nhân cố gắng hít vào
-bệnh nhân ở tư thế đặc biệt: đầu ngửa ra sau mỗi khi cố gắng hít vào
-các tĩnh mạch cổ nổi rõ
-
phân loại khó thở thanh quản:
-khó thở thanh quản cấp 1: xuất hiện khó thở khi gắng sức (trẻ em khi khó, người lớn khi leo cầu thang…) có thể thay đổi giọng nói; toàn trạng chưa có biểu hiện gì đặc biệt
-khó thở thanh quản cấp 2: khó thở thanh quản điển hình, thay đổi giọng nói, tiếng ho; toàn thân kích thích vật vã, hốt hoảng, vã mồ hôi
-khó thở thanh quản cấp 3: khó thở cả 2 thì, nhịp thở nhanh, nông (dễ nhầm với khó thở ở phổi); bệnh nhân tím tái, lờ đờ, bán hôn mê, rất dễ tử vong
5.một số thể lâm sàng
-viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn: gặp ở trẻ em, khàn giọng ít, có thể khó thở cả 2 thì
-viêm hoặc phù nề cấp sụn thanh thiệt: nuốt đau, khó thở ở tư thế đứng hoặc ngồi, nằm đỡ khó thở hơn, có thể khàn giọng hoặc không
6.xử trí
Tùy theo cấp độ khó thở thanh quản để xử trí.
-cấp 1: phải theo dõi sát bệnh nhân để sẵn sàng can thiệp
Điều trị: dùng thuốc an thần, chống viêm, corticoid, nên chuyển tuyến y tế có khả năng mở khí quản để theo dõi, đề phòng bệnh tiên lượng nặng hơn
-cấp 2: mở khí quản, thở oxy, chống viêm, giảm phù nền, corticoid; chuyển ngay bệnh nhân đến chuyên khoa TMH
-cấp 3: mở khí quản tối cấp cứu để hô hấp qua NKQ, thở oxy, dùng thuốc kích thischtrung tâm hô hấp. Chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế có khả năng mở khí quản; tích cực hút đờm qu lỗ mở khí quản tối cấp cứu.
Copy ghi nguồn DuocDien.net