cây ma hoàng
Rate this post

Bài thuốc Ma hoàng thang

Các thành phần của bài thuốc 

Theo y dược học cổ truyền thì bài thuốc ma hoàng thang gồm các vị:

Ma hoàng                   12gr

Quế chi                       8gr

Hạnh nhân                  12gr

Trích cam thảo           4gr

 

Cách dùng :

Trước hết đem sắc Ma hoàng với 600 ml nước lấy 500 ml, hớt bọt trên rồi cho các vị thuốc khác vào sắc tiếp lấy 250 ml, bỏ bã, chia ra uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng phát hãn mạnh nên chỉ dùng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn biểu thực không có mồ hôi , đối với biểu hư ra mồ hôi nhiều , ngoại cảm phong nhiệt, cơ thể suy nhược, bệnh sản phụ mới sinh, người bệnh mất máu mất nước nhiều thì  không nên dùng

ma hoàng căn

Theo một số tài liệu nghiên cứu:

Theo thử nghiệm kháng khuẩn các vị ma hoàng, quế chi cam thảo đều có tác dụng ức chế mạnh với các loại vi rút cúm, ( theo dịch tễ học ) . thuốc đem sắc uống ngày 3 lần, uống lúc thuốc nóng, khi ra mồ hôi là được, không cần uống tiếp

Công năng của thuốc: Phát hãn giải biểu, tuyên phế bình suyễn

Giải thích về bài thuốc: Trong bài thuốc vị ma hoàng là quân có tác dụng phát hãn, giải biểu,tán phong hàn, tuyên phế, bình  xuyễn. Quế chi  có tác dụng phát hãn giải cơ, ôn thông kinh lạc làm tăng thêm tác dụng phát hãn của ma hoàng và chứng đau nhức mình mẩy, Hạnh nhân tuyên phế giáng khí giúp tăng tác dụng định xuyễn  của ma hoàng. Trích cam thảo để điều hoà các vị thuốc, làm giảm tính cay táo của Quế chi và làm giảm tác dụng phát tán của ma hoàng

Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc thường dùng trong các trường hợp sau:

-Đối với ngoại cảm phong hàn, nghẹt mũi, ho hen khó thở, có nhiều đờm có thể bỏ Quế chi gọi là bài tam ao thang ( hòa tế cục phương).

– Ngoại cảm hàn thấp sợ lạnh không ra mồ hôi, nhức mỏi cơ xương gia thêm bạch  truật để trừ thấp gọi là “  Ma hoàng gia truật thang”

– Trên lâm sàng thường hay dùng bài “ Ma hoàng thang” gia giảm để trị các chứng cảm mạo, cúm, viêm đường hô hấp trên. Mặt khác  bài thuốc có tác dụng cả với bệnh viêm phế quản mãn, hen phế quản, lên cơn xuyễn lúc cảm lạnh

Theo chẩn liệu y điển

     Đối tượng của bài thuốc này là những người bị ớn lạnh, phát sốt, mạch phù khẩn, không ra mồ hôi và các chứng kèm theo với phát sốt như đau các khớp, đau vùng thắt lưng, ho xuyễn, v.v… Những bệnh trạng này thường thấy trong các thời kỳ đầu phát bệnh cảm mạo, cảm cúm và các bệnh nhiệt khác.

Bài thuốc ma hoàng thang có tác dụng làm cho ra mồ hôi và lợi tiểu, có người uống thuốc này vào ra mồ hôi và các chứng bệnh thấy giảm, người thoải mái, và cũng có người uống vào đi giải nhiều và bệnh giảm đi.Theo tài liệu về giải thích các bài thuốc thì: Đối tượng đầu tiên của bài thuốc Ma Hoàng Thang là những người khi bị bệnh nhiệt đau đầu, đau người, đau vùng thắt lưng, các khớp và ghê gió, v.v…, nhưng không ra mồ hôi. Những bệnh nhân đó, khi không sốt thì mạch cũng vẫn phù khẩn, có người bị ho và chảy  máu cam.

Sách vật ngộ phương hàm khẩu quyết viết: ” Bài thuốc Ma Hoàng Thang dùng trị chứng thái dương thương hàn, không ra mồ hôi. Những người bị cảm lạnh cảm phong hàn sinh ra ho dùng thuốc này sẽ khỏi rất nhanh chóng. Asakawa suốt một đời dùng bài thuốc Ma Hoàng Thang này để phòng xuyễn”. Trong sách cổ phương dược ngang có viết: ” Thuốc này dùng cho những người phát sốt, đau đầu,đau  cổ, vai, lưng và vùng thắt lưng rất đau, hơi thở nóng, ho, tắc mũi hoặc đau họng hay nghe có tiếng thở khò khè, rét chứ không đổ mồ hôi, khí lực kém, mạch trầm. Những người bất kể có sốt hay không nhưng không có mồ hôi cũng nên dùng bài thuốc Ma Hoàng Thang”.

Chú y khi dùng:

    Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả

Cam thảo phản với vị hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, nếu gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng

Vị thuốc Quế chi tính nóng kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi dùng phải cẩn thận