tai biến khi truyền máu
Rate this post

Hồng cầu

tai biến khi truyền máu

Hematocrit (theo %): là tỷ lệ phần trăm thể tích máu chiếm giữ bởi các hồng cầu (hay chính là thể tích cặn hồng cầu). Hậu tố “crit” trong hematocrit nghĩa là tách khỏi, tách riêng, vì trong kỹ thuật đo hematocrit, thì phải ly tâm máu để tách rời huyết tương và hồng cầu sau đó mới tính thể tích riêng của hồng cầu theo phần trăm của thể tích máu. Hematocrit bình thường:

  • Ở nam -người lớn: 42,2 đến 52% hoặc 0,420 đến 0,520
  • Ở nữ – người lớn: 37,00 đến 47% hoặc 0,370 đến 0,470
  • Ở trẻ sơ sinh: 54,00% ± 10. Bắt đầu từ tuần thứ 2 sau sinh là 42% ± 7,0%, và từ cuối năm thứ nhất là 35% ± 5,00%. Tiếp đó vào tuổi vị thành niên, giá trị tiến dần tới giá trị của người lớn.

Hematocrit tăng ở bệnh đa hồng cầuhay ở những bệnh nhân có tình trạng cơ thể mất nước do mất muối (bệnh Addison) hoặc mất huyết tương (bỏng rộng).

Hematocrit giảm trong các bệnh thiếu máu, các trường hợp cơ thể giữ nước, và trong bệnh tâm phế mạn..

Phương pháp cơ bản nhất để đo hematocrit là ly tâm máu tĩnh mạch hoặc máu mao mạch (phương pháp vi thể). Ngày nay bằng các máy tự động, người ta có thể xác định số lượng hồng cầu, xác định hàm lượng hemoglobin và tính ra hematocrit chính xác hơn, so với phương pháp kinh điển.

Trong trạng thái shock , thì phải đo hematocrit thông qua lấy máu tại động mạch.

Hematocrit không phản ảnh tổng khối lượng hồng cầu. Khối lượng này vẫn có thể bình thường trong khi hematocrit đo được lại giảm vì có thể xảy ra trường hợp loãng máu vì đặt dây thắt (dây garô) quá lâu khi chọc tĩnh mạch để lấy máu, hoặc khi chọc đầu ngón tay để lấy máu mao mạch mà ngón tay đã bị bóp chặt.

Những chỉ số về hồng cầu sẽ được nêu ở dưới đây đã được tính từ hàm lượng hemoglobin, từ số lượng hồng cầu trong máu, và từ hematocrit, tất cả các giá trị đó đều được xác định trên một mẫu máu duy nhất, lấy ở tĩnh mạch hoặc mao mạch và xử lý bằng máy tự động.

Thể tích trung bình của hồng cầu: VGM hoặc MCV (tính bằng p3 hoặc micron3) [femtolit hoặc Fl]: được tính bằng cách chia thể tích hồng cầu (tức hematocrit) cho số lượng hồng cầu:

Hematocrit X 10/Số lượng hồng cầu (triệu/μl)

  • Ở người lớn (cả nam và nữ giới): 82 đến 98 p3 – Ở trẻ sơ sinh: 106 p3
  • Bắt đầu từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi, giá trị này giao động từ 77-80 p3
  • Ở người lớn, giá trị của VGM cao hơn 98 µ3 là dấu hiệu của bệnh hồng cầu to (đại hồng cầu), còn giá trị này thấp dưới 80 p3 là dấu hiệu của bệnh hồng cầu nhỏ.

Nồng độ trung bình hemoglobin trong hồng cầu, CGMH (theo %):

Hemoglobin (g/dl) X 100/Hematocrit (theo %)

Ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ giới: 34% ± 2.

Nồng độ trung bình hemoglobin trong hồng cầu vượt quá 36% (nếu tăng huyết sắc tố thật sự không có, trừ trường hợp bệnh hồng cầu nhỏ di truyền). Nếu nồng độ trung bình hemoglobin trong hồng cầu giảm xuống dưới 32% thì có nghĩa là giảm lượng hemoglobulin trong mỗi đơn vị thể tích (giảm huyết sắc tố).

Hàm lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu, TGMH hoặc MCH (tính bằng micromicrogam hoặc pg):

Hemoglobin (g/dl)/Số lượng hồng cầu (triệu/pl)

  • Ở người lớn (cả nam và nữ giới): 29 ± 2 pg.
  • Ở trẻ sơ sinh: 38 pg

Số liệu này có điều bất lợi không tính tới thể tích hồng cầu.

Đường kính trung bình hồng cầu: (tính bằng p hoặc micron) [hoặc đơn vị SI chuẩn] người ta đo đường kính của các hồng cầu trực tiếp dưới kính hiển vi có thị kính với thước chia độ micromet, từ đó có thể vẽ được đường cong phân bố đường kính hồng cầu (gọi là đường cong Price-Jones).

  • ở người lớn (cả nam, nữ giới): 7,5 ± 0,3 μ
  • Ở trẻ sơ sinh: 8,6 μ.

Sức kháng hoặc tính dễ vỡ của hồng cầu đối với áp lực thẩm thấu: bình thường tan máu bắt đầu xảy ra khi hồng cầu ở trong dung dịch NaCl 0,45- 0,39%, và hồng cầu bị vỡ hoàn toàn trong dung dịch 0,33-0,30%.

Sức kháng hồng cầu tăng (hay đó chính là tính dễ vỡ giảm): tan máu khởi đầu là bình thường, nhưng tan máu hoàn toàn chỉ xảy ra trong dung dịch muối có nồng độ thấp bất thường xung quanh 0,2%. Tăng sức kháng hồng cầu thấy trong các bệnh thiếu máu miền biển, các bệnh thiếu máu thiếu sắt giảm sắc rất nặng, bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ dinh dưỡng avf cả bệnh nhân vàng da do gan.

Sức kháng hồng cầu giảm (hoặc tính dễ vỡ hồng cầu tăng): tan máu bắt đầu xảy ra khi nồng độ dung dịch muối cao bất thường. Sức kháng hồng cầu thấp thường thấy trong bệnh hồng cầu hình cầu di truyền, một vài bệnh thiếu máu tan máu mắc phải.

Tan huyết tự phát in vitro: nếu ủ (giữ) máu ố 37°c, thì sau 48 giờ mức độ tan máu của máu bình thường là thấp (0,5-4,5% hồng cầu bị tan). Nếu cho thêm glucose thì mức tan máu này còn thấp hơn (0,03-0,5% hồng cầu bị tan).

Tự tan máu tăng lên trong các bệnh hồng cầu hình cầu di truyền (chữa bằng glucose) và trong bệnh hemoglobin niệu kịch phát ban đêm.

Với những rối loạn phân giải glucose trong hồng cầu, người ta nghiên cứu hiệu quả bảo vệ của glucose, và phân biệt typ Dacie I (hồng cầu tự tan tăng lên và không chữa được bằng glucose) với typ Dacie II (hồng cầu tự tan chữa được bằng glucose).

Sức kháng thẩm thấu của hồng cầu: người ta nghiên cứu mức tan máu của dịch treo hồng cầu trong môi trường muối sau một thời hạn 48 giờ trong tủ ấm 37°c. Bình thường, tân máu bắt đầu xảy ra ở nồng độ NaCl < 0,45%, và tan máu hoàn toàn xảy ra ở nồng độ 0,32%. tân máu bắt đầu xảy ra với nồng độ cao hơn trong bệnh hồng cầu hình cầu di truyền; và bắt đầu xảy ra ở những nồng độ thấp hơn trong bệnh thiếu máu vùng biển thể nặng.

Sắt trong huyết thanh (xem hội chứng này)

Khả năng cố định sắt toàn phần (xem thuật ngữ này)

Ferritin huyết thanh (xem thuật ngữ này)

Hệ sô bão hoà transferrin (siderophilin): (xem thuật ngữ này)

Tỉm hiểu bất thường của hemoglobin: bằng kỹ thuật điện di và gây biến chất bằng kiềm. Nghiên cứu cấu trúc (xem: bệnh hemoglobin).

  • Hàm lượng bình thường của hemoglobin A2: dưới 3%.
  • Hàm lượng bình thường của hemoglobin F: ở người lớn: kém 1%; ở trẻ sơ sinh: 80%; lúc 3 tháng tuổi: 25%; 6 tháng tuổi: 6%, và 2 năm tuổi: 1%.