Rate this post

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây nên, lây theo đường hô hấp. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ với biểu hiện lâm sàng là những cơn ho dữ dội, điển hình và rất đặc biệt.

1.Dịch tễ

Bệnh do trực khuẩn ho gà thuộc học Parrobacteriaceae gây nên. Là trực khuẩn gram âm, 2 đầu nhọn, ưa khí, không di động và không sinh nha bào. chúng chịu đựng nhiệt kém, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết sau 1 giờ.

-nguồn lây: là bệnh nhân bị bệnh ho gà, lây mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh

-đường lây: lây theo đường hô hấp do vi khuẩn bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi… bị người lành hít phải trong bán kính 3m.

-sau khi mắc ho gà, bệnh nhân có miễn dịch bền vững

Dịch thường xảy ra quanh năm và mang tính lưu hành địa phương

2.Triệu chứng lâm sàng

Thể thông thường điển hình

-thời kỳ ủ bệnh: 2-30 ngày

-thời kỳ khởi phát: 3-14 ngày

Bệnh nhân sốt nhẹ, từ từ tăng dần, mệt mỏi, chán ăn kèm hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng…

Ho khan thường xuất hiện về đêm, cơn ngắn sau kéo dài thành ho cơn

-thời kỳ toàn phát: kéo dài 1-2 tuần

Xuất hiện cơn ho gà điển hình, mỗi chuỗi 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu. Khi ho lưỡi bị đẩy ra ngoài, lâu dần dẫn đến loét hãm lưỡi; ho làm trẻ thở yếu, có lúc ngưng thở, mắt tí ngắt

Thở rít vào: cuối cơn ho hoặc xen kẽ mỗi chuỗi ho trẻ thở rít vào

Khạc đờm: cuối cùng trẻ khạc đờm trắng, trong, dính như lòng trắng trứng

Sau ho, trẻ bơ phờ, có thể nôn, vã mồ hôi…

Thể lâm sàng khác

-ho gà sơ sinh: cơn ho không điển hình, hầu như chỉ tím tái, ngừng thở; dễ tử vong

-ho gà người lớn: không có cơn ho điển hình, ít nôn

-thể nhẹ: cơn ho nhẹ, không khạc đờm nhiều

3.Triệu chứng cận lâm sàng

-công thức máu: bạch cầu tăng cao chủ yếu là bạch cầu Lympho

-phân lập vi khuẩn: cấy nhầy họng trên môi trường Bordet-Gengou cho tỷ lệ dương tính >90%

-chẩn đoán huyết thanh ELISA

-X-quang phổi

4.Biến chứng

-biến chứng về hô hấp: chủ yếu là bội nhiễm ở phổi và phế quản gồm viêm phế quản, viêm phổi-phế quản, dãn phế quản.

-biến chứng thần kinh: viêm não( hiếm gặp), là biến chứng nặng, dễ tử vong

-biến chứng khác: xuất huyết võng mạc, kết mạc; lồng ruột, thoát vị, sa trưc tràng; trong quá trình điều trị trẻ có thể mắc 1 số bệnh khác do miễn dịch giảm.

5.Điều trị

kháng sinh: nên dùng sớm để rút ngắn thời gian bệnh, tránh lây lan và giảm biến chứng

Erythromycin 30-50mg/kg/24h chia 4 lần x 7-10 ngày

Kháng sinh khác như Ampicillin, Amoxycillin…

-điều trị triệu chứng: giảm ho, khi khó thở…

-chăm sóc hợp lí: cho ăn nhiều bữa, đặt trẻ nơi thoáng mát, tránh gió lùa

6.Phòng bệnh

-phòng bệnh chung: cách ly ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình

-phòng bệnh đặc hiệu: tiêm vaccin phòng ho gà ( thường kết hợp bạch hầu- ho gà-uốn ván) 3 lần, cách nhau 1 tháng, tiêm nhắc lại sau 1 năm

Chống chỉ định trẻ có phản ứng trầm trọng với lần tiêm trước và trẻ trên 6 tuổi

-dự phòng cho người tiếp xúc không có miễn dịch: uống Erythromycin 40-50 mg/kg/24h x 14 ngày

Đối với trẻ <6 tuổi, bên cạnh uống Erythromycin nên cho trẻ tiêm vaccin phòng bệnh ho gà.

Copy ghi nguồn DuocDien.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here