thuốc đông y
Rate this post

Bài thuốc quy tỳ thang

Thành phần và phân lượng

Theo Y Dược học cổ truyền thì bài thuốc quy tỳ thang bao gồm các thành phần:

+ Nhân sâm ( Triều Tiên) 2-3gr.

+ Bạch truật 2-3gr.

+ Phục linh 2-3gr.

+Toan táo nhân 2-3gr.

+Long nhãn nhục 2-3gr.

+Hoàng kỳ 2-3gr.

+ Đương quy 2,0gr.

+Viễn chí 1-2gr.

+Cam thảo 1,0gr.

+Mộc hương 1,0 gr.

+Đại táo 1-2gr.

+Can sinh khương 1-1,5gr.

 

Cách dùng và liều lượng dùng: cắt thành thang và sắc uống mỗi ngày

Công năng: Trị các chứng thiếu máu, mất ngủ ở những người thể chất hư nhược,cơ thể mệt mỏi, huyết sắc kém.

Giải thích bài thuốc:

Theo  tế  sinh  phương: bài thuốc này dùng cho những người hư yếu, thể lực bị giảm sút, sắc mặt kém, thiếu máu, tinh thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, hay quên, đêm ít ngủ, chỉ lo nghĩ vẩn vơ, hoặc bị sốt, ra mồ hôi trộm, hoặc trái lại, ngủ li bì, chân tay mệt mỏi, đại tiện có chiều hướng khó, ở phụ nữ thì kinh nguyệt thất thường, không đều. Thuốc này cũng dùng cho những người mắc chứng  hay lo nghĩ nhiều, hoặc bị hạ huyết, thổ huyết và xuất huyết.

Vốn dĩ đây là phương thuốc  dùng cho những người thể chất hư nhược, vị tràng yếu bị các loại xuất huyết dẫn đến thiếu máu, hay quên và các chứng thần kinh do lao lực lao tâm quá nhiều.

Theo chẩn liệu y điển: dùng trong các trường hợp xuất huyết, như chảy máu ruột, chảy máu tử cung, loét dạ dày, đái ra máu, v.v… Ngoài ra, bài thuốc này còn hay được ứng dụng trong các trường hợp thiếu máu, hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, ǎn uống không ngon miệng, kinh nguyệt thất thường, hysteria, thần kinh suy nhược, di tinh, lậu mạn tính, tràng nhạc mưng loét.

Theo thực tế trị liệu: dùng cho những người hư chứng, thể lực cũng như khí lực đều suy nhược.

thuốc đông y

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc

+ Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc  này mới có hiệu quả tốt nhất.

+ Trong bài có vị thuốc nhân sâm phản với vị lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người. Chính vì thế tuyệt đối không được dùng chung với lê lô

+ Cam thảo phản với vị hải tảo, hồng đại kích, cam toại và nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng

Các ứng dụng lâm sàng của bài thuốc:

+ Bài thuốc này chủ yếu điều trị các bệnh suy nhược có hội chứng bệnh lý tâm tỳ lưỡng hư, khí huyết bất túc sinh ra các triệu chứng nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

+ Trường hợp xuất huyết trong bệnh lóet dạ dày tá tràng có hội chứng khí huyết bất túc có thể dùng bài này để chữa; bỏ các vị mộc hương, viễn chí gia a giao, địa du, trắc bá diệp, hoa hòe để tăng cường tác dụng chỉ huyết.

+ Trường hợp phụ nữ kinh kéo dài hoặc sanh nhiều cơ thể suy nhược hoặc sau khi mắc bệnh lâu, thời kỳ cơ thể hồi phục ăn ngủ không ngon, cơ thể hư nhược đều có thể dùng bài này để chữa có kết quả tốt.