Rate this post

Bệnh thương hàn là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân lây truyền qua đường tiêu hóa do trực khuẩn thương hàn hoặc phó thương hàn gây ra. bệnh cảnh lâm sàng điển hình là cơn sốt kéo dài có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, có thể dẫn đến tử vong nếu không điêu tị kịp thời và đúng cách

1.Dịch tễ học

-mầm bệnh: trực khuẩn thương hàn Samonella và phó thương hàn Samonella paratyphi A, B,C thuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn gram âm, không có vỏ, di động nhờ lông mao,mọc trên môi trường thạch máu, lên men đường glucose tạo ra acid và làm giảm nitrat, không lên men đường lactose

S.typhi là nguyên nhân chính gây bệnh thương hàn ở Việt Nam

-nguồn bệnh: chỉ có vật chủ là người nên bệnh chỉ lan truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đang ở giai đoạn nhiễm khuẩn cấp hoặc mang vi khuẩn mạn tính

-đường lây: chủ yếu qua đường tiêu hóa

-bệnh thường xảy ra vào mùa hè, ở nơi có tập quán vệ sinh kém, không có nguồn nước sạch

-sau mắc bệnh, cơ thể có được miễn dịch khá bền vững

2.Triệu chứng lâm sàng

thể điển hình

-nung bệnh: trung bình 7-14 ngày, thường không có triệu chứng lâm sàng, 1 số có tiêu chảy cấp, viêm dạ dày ruột thường tự khỏi

-khởi phát: khởi phát từ từ với đặc điểm:

Sốt: từ từ tăng dần, có gai rét

Nhức dầu là triệu chứng thường gặp, kèm ăn ngủ kém, đau các chi…

Đau bụng, nôn, táo bón

Lách to ít gặp

-toàn phát: từ tuần thứ 2, kéo dài 2-3 tuần, trừ  trường hợp có biến chứng

Sốt là triệu chứng quan trọng, sốt cao liên tục tăng dần, nhiệt độ tuyến tính có hình cao nguyên.

Mạch nhiệt phân ly

Dấu hiệu nhiễm trùng rõ: môi khô, lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ

Nhiễm độc thần kinh: điển hình là trạng thái Typhos (bệnh nhân nằm bất động, thờ ơ, mắt nhìn đờ đẫn), có thể gặp li bì, mê sảng.

Triệu chứng tiêu hóa: đại tiện phân lỏng, sệt, mùi khắm, 5-6 lần/ngày

Bụng chướng nhẹ, đau lan tỏa hố chậu phải

Gan lách to dưới bờ sườn 1-3cm, mật độ mềm, ấn đau

Đào ban gặp 30% trường hợp

Tim mạch: mạch nhiệt phân ly

Triệu chứng khác như viêm phế quản, viêm phổi, vàng da…

-lui bệnh: xảy ra vào tuần thứ 3-4, các triệu chứng giảm dần

các thể lâm sàng khác

-thể khởi phát bất thường

-thể sốt đột ngột, sốt cao ngay từ đầu, triệu chứng khu trú ban đầu vào tạng

-thể sốt kéo dài: bệnh nhân được dùng kháng sinh không đủ liều và thời gian làm triệu chứng lâm sàng chỉ có sốt kéo dài, triệu chứng khác bị lu mờ

-thể theo tuổi:

Thương hàn ở trẻ nhỏ

Thương hàn ở trẻ em

thương hàn ở người già

-thể liên kết: sốt rét liên kết thương hàn, khởi đầu nguy kịch ngay, nhiệt độ tuyến bị sai lạc, lách to

3.Điều trị

điều trị đặc hiệu

Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ

*kháng thuốc:

-nhóm Fluoroquinolon có thể dùng 1 trong các phác đồ:

Ciprofloxacin 20mg/kg/ngày x 10-14 ngày uống hoặc tiêm TM

Pefloxacin 15mg/kg/ngày x 10-14 ngày uống hoặc tiêm TM

Ofloxacin 10mg/kg/ngày x 10-14 ngày uống hoặc tiêm TM

-nhóm Cephalosporin thế hệ III:

Cefotaxime 100-150mg/kg/ngày chia 2-3 lần x 14 ngày tiêm TM

*chưa kháng thuốc:

Chloramphenicol 30-50mg/kg/ngày x 14 ngày chia 3-4 lần uống

Ampicillin hoặc Amoxicillin 80-100mg/kg/ngày x 14 ngày chia 3-4 lần uống

điều trị triệu chứng

-bù nước điện giải

-dùng thuốc trợ tim mạch

-dùng thuốc hạ nhiệt

-chế độ dinh dưỡng

điều trị người lành mang trùng

-không có sỏi túi mật: Ciproflocaxin 500-700mg x 2 lần trong ngày x 4 tuần

hoặc Amoxycillin 3-6g/ngày x 6 tuần

-có sỏi túi mật: điều trị như trên, nếu không khỏi thì chỉ định cắt túi mật

Copy ghi nguồn DuocDien.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here