Rate this post

Ngày nay, cùng với quá trình hiện đại hóa, sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự giao lưu văn hóa là sự gia tăng đáng kể các căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng không hợp lí. Đặc biết đáng lưu ý là tình trạng gia tăng số lượng trẻ thừa cân-béo phì lứa tuổi học đường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ thừa cân-béo phì ngày càng tăng cao, đặc biết ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng… nhưng không có nghĩa là trẻ em khu vực nông thôn không có nguy cơ thừa cân-béo phí lứa tuổi học đường.

Contents

1.Thừa cân-béo phì là gì?

Theo tổ chứ y tế thế giới WHO, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hoặc toàn thân ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây là tình trạng sức khỏe gây nên do 1 số nguyên nhân khác nhau nhưng quan trọng nhất là do dinh dưỡng.

2.Hậu quả của thừa cân-béo phì:

Trẻ thừa cân-béo phì với thân hình nặng nề, phì độn… không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ bên ngoài mà còn khiến trẻ trở nên chậm chạp, ngừng tăng trưởng sớm, kém thông minh hơn các bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây nguy hiểm như đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay bệnh lí tim mạch khác. Tuổi thừa cân-béo phì của trẻ càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đặc biệt, khi lớn lên, trẻ vẫn có khả năng năng thành người lớn béo phì với nguy cơ bệnh tật tiềm tàng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Cá cuộc điều tra cho thấy, những người béo phì ở tuổi 26 là những đứa trẻ mập từ năm lên 7 tăng gấp 3,9 lần; nguời béo ở độ tuổi 30 là những đứa trẻ mập từ năm 10-13 tuổi tăng gấp 6,7 lần.

3.Nguy cơ gây thừa cân-béo phì ở trẻ:

  • Do yếu tố di truyền: trẻ được sinh ra có bố hoặc mẹ béo phì thì nguy cơ béo phì cao gấp 1, lần trẻ khác.
  • Do khẩu phần và thói quen ăn uống: trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng như thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó chế độ ăn thiếu cân bằng dư thừa năng lượng, phân bố không hợp lí cũng ảnh hưởng tới trẻ. Trẻ có xư hướng thích ăn đồ chiên, xào, rán; thích đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga hơn rau quả bình thường sẽ có nguy cơ thừa cân-béo phì cao hơn.

  • Do hoạt động thể lực: ngày nay, thời gian chơi đùa, hoạt động ngoại khóa của trẻ được thay bằng hàng giờ làm bài tập hay ở trong nhà chơi game, xem tivi vô tình khiến trẻ không tiêu hao được năng lượng dư thừa trong bữa ăn. Trẻ không vận động làm năng lượng dư thừa chuyển hóa thành lớp mỡ dưới da và phủ tạng, trở thành trẻ thừa cân-béo phí nhanh chóng.
  • Do yếu tố kinh tế-xã hội: ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thừa cân-béo phì đang có xu hướng gia tăng ở tầng lớp nghèo, ít học so với tầng lớp trên do thiếu hiểu biết và sai lầm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

4.Một số biện pháp phòng chống thừa cân-béo phì cho trẻ:

  • Tuyên truyền, truyền thông phòng chống béo phì: Đây là biện pháp dự phòng từ xa hữu hiệu nhất, ưu tiên cho hững đối tượng đang tăng cân đến mức thừa cân nhưng chưa béo phì.
  • Áp dụng chế độ ăn và luyện tập hợp lí: Là nền tảng quan trọng nhất của phòng chống thừa cân-béo phì cho trẻ. Sử dụng chế độ ăn hợp lí với calo thấp, ít tinh bột tinh chế, giảm chất béo động vật, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, nước uống có ga… Duy trì chế độ luyện tập, vận động thường cho trẻ ở môi trường giàu oxy.
  • Thường xuyên theo dõi cân nặng trẻ: Đảm bảo duy trì cân nặng phù hợp. Không tăng, giảm cân quá đột ngột, mỗi tuần chỉ nên giảm 1kg.