Rate this post

Các bệnh dạ dày ruột và gan khi có thai

Từ tuần lễ thứ 6 đến thứ 16, 90% các phụ nữ có thai xuất hiện các triệu chứng nôn và buồn nôn. Nôn có thể dùng dimenhydrinate 50-100 mg, 4 giờ uống một lần hoặc D-oxylamine 125 mg/4 giờ một lần. Tình trạng nôn rất nặng khi có thai có thể gây mất nước, cần cho ăn bằng đường tĩnh mạch.

Chứng ợ nóng có thể do giãn cơ vòng phần dưới thực quản, thường đáp ứng với các thuốc trị liệu chống acid và các thuốc ngăn chặn thụ thể H2. Tình trạng có thai ở các phụ nữ bị bệnh viêm ruột có thể không gây rắc rối gì nhưng khó có thể chẩn đoán được tiến trình về sau. Phần lớn đều được an toàn song ở một số trường hợp tình trạng có thai có thể làm cho bệnh nặng thêm song ít khi cần phải có thai. Nếu bệnh này đang tiến triển vào lúc thụ thai thì tỉ lệ xảy thai cao hơn so với có thai bình thường.

Mặc dù tình trạng có thai gây ra siêu bão hòa cholesterol của mật, song tỉ lệ sỏi đường mật trong lần có thai đầu tiên có thể không tăng. Tuy vậy nguy cơ biến chứng này có thể gia tăng với các lần đẻ sau. Các triglycerid và cholesterol  trong huyết thanh đều tăng khi có thai. Mặc dù nồng độ bilirubin trong huyết thanh vẫn ở mức bình thường song có sự gia tăng đáng kể men photphatase kiềm (do nhau thai sản xuất ra) có thể đạt tới đỉnh điểm nhiều gấp 2-4 lần bình thường vào lúc đẻ.

Mặc dù nồng độ protein huyết thanh bình thường giảm khoảng 20% vào giữa thai kì do giảm albumin song quá trình tổng hợp các protein khác ở gan vẫn gia tăng. Trong khi có thai, các nồng độ men gamma glutamin và lactat dehydrogenase trong huyết thanh đều tăng trong khi các men aminotransferase và aspartate aminotransferase vẫn bình thường.

Tình trạng ứ mật trong gan khi có thai thường  xảy ra trong ba tháng thứ ba của thai kì với triệu chứng ngứa, nồng độ bilirubin thường chưa tới 100 mmol/l. mặc dù các nồng độ bilirubin thường ở mức 34-46 mmol/l song vẫn có sự gia tăng đáng kể trong men photphatase kiềm. tình trạng ứ mật và triệu chứng ngứa sẽ nhanh chóng biến mất sau  khi đẻ. Tuy nhiên hội chứng này có thể lại tái phát trong các lần có thai sau. Ngoài triệu chứng ngứa, người mẹ không cảm thấy khó chịu gì khác. Tuy nhiên, người ta thấy có sự gia tăng đáng kể thai chết lưu được cho là do nhau thai bị nhiễm độc acid mật. do vậy, phải tiến hành dám sát thai một khi đã có chẩn đoán ứ mật trong gan khi có thai.

Thoái hóa mỡ gan cấp diễn khi có thai với các thay đổi mô học cho thấy có tình trạng gia tăng lắng đọng các giọt mỡ và fibrin trong các xoang gan, có thể xảy ra vào cuối thai kì và có thể đi liền với tiền sản giật. Thời gian prothrombin có thể kéo dài và đông máu nội mạch rải rác làm giảm nồng độ fibrinogen, làm tăng các sản phẩm gây ức chế fibrin và giảm tiểu cầu. Tử vong mẹ có thể xảy ra, nguy cơ này có thể tránh được sau khi đẻ.

Viêm gan B khi có thai làm tăng tỉ lệ đẻ non và tử vong thai với nguy cơ cao truyền bệnh cho đứa trẻ nhất là bà mẹ có kháng nguyên HBsAg dương tính lúc đẻ.